Tai nạn lao động là gì? 5 biện pháp phòng tránh tai nạn lao động trong xây dựng

01.10.2019 7016 vi.vothanh

Năm qua, ngành xây dựng chiếm 15% tổng số vụ tai nạn lao động và đứng đầu trên biểu đồ “Các lĩnh vực có người chết vì tai nạn lao động”. Đây thực sự là mối nguy hại về mức độ an toàn trong môi trường làm việc ở nước ta. Để biết chính xác tai nạn lao động là gì và biện pháp phòng tránh tai nạn lao động trong xây dựng như thế nào, Tuyencongnhan.Vn sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về điều này.

Tai nạn lao động là gì?

Tai nạn lao động là sự cố xảy đến với người lao động gây tổn thương hoặc tử vong trong quá trình làm việc và gắn liền với nhiệm vụ lao động của họ. Kể cả thời gian nghỉ giải lao, ăn uống, giữa ca, đi vệ sinh hay lúc chuẩn bị hoặc kết thúc công việc nếu có sự cố xảy ra thì vẫn được xem là tai nạn lao động.

Theo điều 142 của Bộ luật Lao động 2012, quy định tai nạn lao động được áp dụng cả đối với người học nghề, tập nghề và thử việc.

Hiện nay, so với các ngành nghề khác thì xây dựng có tới 80% công nhân là lao động tự do và lao động thời vụ. Họ chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng an toàn lao động. Trong khi các nhà thầu vẫn còn lỏng lẻo ở kỹ thuật máy móc, công tác giám sát thi công. Liệu rằng, đây có phải là một trong những nguyên nhân chính khiến tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng tăng cao.

Tai nạn lao động là gì? 5 biện pháp phòng tránh tai nạn lao động trong xây dựng
Ngành xây dựng có tai nạn lao động nhiều nhất

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động ở công trình xây dựng

Tai nạn lao động là điều mà bất cứ ai cũng không mong muốn xảy ra với mình. Tuy nhiên, quá trình làm việc chắn hẳn không thể tránh khỏi những bất cẩn, xui rủi dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Nhất là với những người thi công xây dựng, nguy hiểm luôn rình rập xung quanh họ mỗi ngày. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động ở công trình xây dựng thường gặp nhất là:

Lỏng lẻo trong khâu quản lý máy móc

Nhà thầu xây dựng không thực hiện, đăng ký kiểm định hoặc duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc đúng quy định để chúng bị hư hỏng, gây ra sự cố trong quá trình lao động của công nhân.

Bỏ qua quy tắc vận hành các loại máy

- Máy đã hỏng nhưng vẫn cố sử dụng. Ví dụ còi báo động khi thiết bị nâng quá tải bị hỏng dẫn đến việc công nhân không kiểm soát được khả năng chịu lực khiến dây cáp đứt gây tai nạn lao động.

- Không cẩn trọng trong quá trình làm việc

  + Nhiều công nhân trong quá trình làm việc chủ quan không kiểm tra độ cân bằng của máy. Đến khi đang hoạt động thì máy bị lún, nghiêng hoặc đổ ngã gây tai nạn cho những người xung quanh. 

  + Cẩu, nâng vật quá tải quy định cũng là nguyên nhân làm máy móc không chịu được áp lực dẫn đến tai nạn.

  + Không sử dụng thiết bị che chắn hoặc rào ngăn vùng nguy hiểm: Ví dụ như trường hợp máy cắt, máy kẹp bị quần áo cuộn lại kéo theo các bộ phận trên cơ thể con người vào giữa dây xích, bánh răng, dây curoa, hoặc mảnh vụn trong quá trình thi công bắn vào người như: đầu mẫu gỗ, mảnh vỡ đá mài, đĩa cưa...

Tai nạn điện

  + Quá trình làm việc, công nhân có thể để sơ hở khi đặt máy móc đè đứt dây điện gây giật điện 

  + Các dòng điện rò rỉ ngang tầm với tầng cao của công trình xây dựng dẫn đến chập cháy.

Điều kiện môi trường làm việc không đảm bảo an toàn

  + Không gian tối hoặc quá mờ cũng là nguyên nhân khiến công việc vận hành máy móc của người làm xây dựng bị cản trở

  + Một số công nhân phải làm việc ở tầng hầm, lượng oxy thấp khiến họ  ngạt thở, tử vong.

  +  Thời tiết xấu, công trình mới xây dựng không đủ lực để chống chọi với các cơn lốc, mưa giông làm tường sập đổ, đè chết người lao động.

Và còn vô số những trường hợp tai nạn lao động ở công trình xây dựng để lại nhiều hậu quả nặng nề. Nhìn chung, những sự cố này xuất phát cả từ người lao động và cũng có thể từ máy móc. 

5 biện pháp phòng tránh tai nạn lao động trong xây dựng

Thực hiện tốt quản lý máy móc

- Để thực hiện tốt biện pháp phòng tránh tai nạn lao động trong xây dựng, nhà thầu cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, kịp thời sửa chữa các thiết bị hư hỏng

- Trang bị đầy đủ thiết bị chất lượng, đảm bảo an toàn khi vận hành. Ở các công trình lớn thì máy móc nên có chế độ cảnh báo nguy hiểm, cảnh báo quá tải giúp công nhân điều tiết vận chuyển đồ đạc

Tai nạn lao động là gì? 5 biện pháp phòng tránh tai nạn lao động trong xây dựng
Sử dụng cẩn trọng thiết bị, máy móc là biện pháp phòng tránh tai nạn lao động trong xây dựng hiệu quả

Tuân thủ nguyên tắc vận hành:

- Hướng dẫn công nhân vận hành máy móc, tránh trường hợp người không biết sử dụng mà vẫn cố khởi động các thiết bị dẫn đến sự cố bất ngờ

- Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động khi làm việc

- Tổ chức huấn luyện công tác an toàn lao động cho công nhân xây dựng

Điều khiển máy móc hoạt động trong vùng an toàn

Luôn giữ máy móc trong trạng thái ổn định, thăng bằng chính là một trong 5 biện pháp phòng tránh tai nạn lao động trong xây dựng tốt nhất. Bạn cần chú ý những nguyên tắc sau:

- Không cẩu vật dụng quá tải làm cho cần trục, xe nâng bị lật ngã

- Không đặt xe, máy móc trên khu vực có độ dốc lớn

- Khi hạ vật cẩu thì nên phanh từ từ (Không nên tắt máy đột ngột)

- Không để xe nâng, cần cẩu, ròng rọc làm việc khi có gió lớn (Tùy thuộc vào quy mô công trình và khả năng chịu lực của thiết bị)

Tai nạn lao động là gì? 5 biện pháp phòng tránh tai nạn lao động trong xây dựng
Điều khiển xe nâng, cần cẩu cần chú ý địa hình để không bị lật ngã gây nguy hiểm tính mạng 

Lắp đặt các vật dụng che chắn trên công trình

- 5 biện pháp phòng tránh tai nạn lao động trong xây dựng thường thấy nhất là sử dụng lưới bảo hộ ở các tòa nhà cao tầng để giảm thiểu các vật dụng thi công rơi trúng những người lao động đứng phía dưới công trình.

- Sử dụng hàng rào tôn, lưới thép ngăn cách giữa từng khu vực thi công

Cảnh giác phòng ngừa tai nạn điện

Ở những công trình cao tầng, cần đảm bảo cách điện tại khu vực làm việc với mạng lưới điện dân sinh. 5 biện pháp phòng tránh tai nạn lao động trong xây dựng không thể bỏ qua đó là thường xuyên kiểm tra tình trạng cách điện ở nơi làm việc.

-  Nếu dây điện ở công trình, máy móc bị thủng, hở thì phải thay ngay đường dây mới.

- Công tắc, cầu dao điện cần đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, vừa tầm tay.

- Quá trình thi công nếu các thiết bị điện bị hỏng nên cắt toàn bộ hệ thống rồi tiến hành sửa chữa. Vì công trình là nơi có chứa rất nhiều vật dụng sắt, thép truyền điện.

Mới đây, chiến dịch “100 ngày nói không với tai nạn lao động” đã khởi động với sự tham gia của 100 doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo đó, các đơn vị cam kết đạt 100 ngày không xảy ra tai nạn tại nơi sản xuất và đưa công nhân tham gia vào những khóa tập huấn an toàn lao động sản xuất. Đây cũng là biện pháp hữu ích giúp các doanh nghiệp hạn chế rủi ro tai nạn ở công nhân. Nếu chẳng may gặp phải sự cố, chấn thương trong quá trình làm việc, công nhân cần tìm hiểu về chế độ tai nạn lao động và những điều cần biết để đảm bảo quyền lợi cho bản thân.

Tai nạn lao động không chỉ gây ra thương tật cho công nhân mà còn để lại gánh nặng cho gia đình, xã hội. Vì vậy, chính bản thân người lao động cũng cần đề cao tính cẩn thận để tự bảo vệ mình khỏi những sự cố. 5 biện pháp phòng tránh tai nạn lao động trong xây dựng trên sẽ là bài học hữu ích cho những ai đang làm việc trong môi trường đầy rủi ro này.

Xem thêm: Bệnh Whitmore là gì? 7 Biện pháp phòng tránh hữu hiệu công nhân cần biết

Ms. Công Nhân

4.0 (160 đánh giá)
Tai nạn lao động là gì? 5 biện pháp phòng tránh tai nạn lao động trong xây dựng Tai nạn lao động là gì? 5 biện pháp phòng tránh tai nạn lao động trong xây dựng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong máy nghiền

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong...

Nhiều người vẫn còn ám ảnh và bàng hoàng sau khi xem qua clip máy nghiền xi măng chuyển động và gây thương vong cho 10 công nhân của một nhà máy sản x...

24.04.2024 60

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Đối mặt với sự đổi mới liên tục trong công nghệ và sự gia tăng không ngừng về nhu cầu ô tô thông minh và bền vững, nguồn nhân lực trong ngành này đang...

12.04.2024 269

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

30/4 - 1/5 là 1 trong 3 dịp lễ dài ngày có thể có trong năm. Thế nên, nhiều lao động cực kỳ quan tâm đến lịch nghỉ lễ dịp này để lên kế hoạch làm việc...

10.04.2024 327

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Khi được hỏi 1 ngày của anh trôi qua thế nào, anh Thanh, công nhân giày da cho hay chỉ quẩn quanh 3 chuyện: ăn - ngủ - đi làm. “Một phần vì mệt, phần...

09.04.2024 171