Luật Lao động có “ngớ ngẩn” không khi hạn chế giờ làm thêm?

30.10.2019 1206 vi.vothanh

“Lẽ ra, chúng ta phải truyền tai nhau khát vọng làm giàu, thúc đẩy và phát huy tinh thần lao động chăm chỉ. Cớ sao lại tước đi quyền làm thêm vì nhu cầu kinh tế của mọi người, luật này là luật ngớ ngẩn...” Đó là phát biểu của ông Đỗ Cao Bảo, Ủy viên HĐQT tập đoàn FPT khi bàn về vấn đề giờ làm thêm cho người lao động.

“Muốn thoát nghèo thì phải làm việc chăm chỉ”

Tại hội thảo “Môi trường kinh doanh Việt Nam 2016 – 2019 qua xếp hạng Doing Business: Kết quả và một số gợi ý cải cách” diễn ra ngày 28.10, ông Đỗ Cao Bảo đã đưa ra những nhận định để phản bác ý kiến của một số nhà lãnh đạo khi cho rằng để bảo vệ quyền lợi cho người lao động thì không nên tăng giờ làm thêm...

Ủy viên HĐQT tập đoàn FPT chia sẻ: “Xã hội hiện nay có rất nhiều người thích làm thêm, một số khác muốn làm thêm để trang trải kinh tế”. Đó là nhu cầu của người lao động chứ không phải nghĩa vụ hay bị ép buộc. Nếu bây giờ các vị lãnh đạo cứ muốn giới hạn thời gian làm thêm ở mức 200 - 300 giờ/năm, chẳng phải là đang đi ngược với mong muốn làm việc chăm chỉ để nâng cao thu nhập của nhiều người hay sao?

Theo ông, những ai muốn thoát nghèo thì bên cạnh trình độ, kỹ năng, kiến thức, họ còn phải thực sự chăm chỉ. Dù cho công nghệ máy móc có hiện đại đến đâu, vốn đầu tư có mạnh nhường nào mà người lao động không chú tâm làm việc cũng sẽ thất bại. Lẽ ra, càng nghèo thì càng phải làm việc chăm chỉ. Làm gì có chuyện không lao động mà muốn giàu có, muốn giàu nhưng lại làm ít… Và muốn ít làm mà thu nhập vẫn cao thì ai sẽ kiếm tiền thay mình? Vì thế, giữ nguyên giờ làm thêm như hiện hành và giảm giờ làm chính thức không có ý nghĩa trong việc giúp người lao động cải thiện chất lượng cuộc sống.

Luật Lao động có “ngớ ngẩn” không khi hạn chế giờ làm thêm
Người lao động muốn tăng thu nhập thì phải làm việc chăm chỉ​

“Đừng khuyến khích người lao động làm việc một cách lười biếng”

Cùng quan điểm với ông Đỗ Cao Bảo, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý Kinh tế Trung ương) cũng cho rằng ngay từ đầu, xã hội đã tiếp cận những thông tin đổi mới trong dự luật sai vấn đề. “Giảm giờ làm chính thức” hay quan điểm “không tăng giờ làm thêm” chỉ bảo vệ được những người lao động lười biếng, khuyến khích sự lười biếng nhiều hơn chứ không phải là nâng cao phúc lợi, quyền hạn cho con người.

Lấy ví dụ như tại đất nước có lực lượng lao động vững mạnh như Hàn Quốc, ở giai đoạn chưa phát triển, họ quy định thời gian làm thêm là 28 giờ/tuần, tương đương 1.400 giờ/năm và giảm dần xuống 12 giờ/tuần (500-600 giờ/năm) sau đó. Điều này chứng tỏ Hàn Quốc có chiến lược rõ ràng, cắt giảm giờ làm thêm theo từng lộ trình nhằm cân bằng cho sự phát triển của doanh nghiệp và đời sống người lao động. Và so ra, quy định làm thêm 300 giờ/năm ở nước ta chưa phải là bóc lột sức lao động. Nếu tiếp tục tăng lên 400 giờ/năm cũng là chuyện bình thường để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế.

Trên thực tế, không doanh nghiệp nào muốn tăng ca, đó chỉ là do bản chất của hoạt động kinh doanh, do nhu cầu của thị trường giữa mùa cao điểm và thấp điểm. Nếu doanh nghiệp không được phép tăng giờ làm thêm chẳng phải là ủng hộ cho sự lười biếng của người lao động, chỉ khiến cho họ trở nên ù lì, ì ạch, trong khi các nước khác lại luôn khuyến khích người nghèo làm việc nhiều hơn.

Luật Lao động có “ngớ ngẩn” không khi hạn chế giờ làm thêm
Ngành công nghệ thực phẩm chủ yếu làm việc theo thời vụ

Để doanh nghiệp và người lao động tự thỏa thuận giờ làm thêm?

Nhiều lãnh đạo cho rằng trong lúc các công ty cần người làm để đáp ứng nhu cầu sản xuất mà Dự Luật lại có ý định giảm giờ làm chính thức thì lấy đâu ra sản phẩm xuất sang các nước. Chỉ có đợi đến lúc doanh nghiệp phá sản, người lao động mất việc thì mới không cần phải tăng giờ làm thêm. Vậy nên, một câu hỏi đặt ra là: “Có nên để doanh nghiệp và người lao động tự thỏa thuận giờ làm thêm”?

Bởi hiện nay, nhiều khu công nghiệp hoạt động dựa theo mùa vụ. Cao điểm thì cần nhiều lao động, thấp điểm cần ít lao động. Doanh nghiệp vốn dĩ không thể đợi đến mùa cao điểm thì tuyển dụng ồ ạt, rồi đến thời kỳ thấp điểm lại cắt giảm các thứ để duy trì tài chính. Tùy vào tình hình kinh tế, đặc điểm sản xuất mà mỗi nơi có một yêu cầu riêng biệt, không nên đánh đồng người làm việc cho nhà nước, công nhân may giày hay công nhân thực phẩm vào cùng một quy chế giờ giấc như nhau.

Luật Lao động có “ngớ ngẩn” không khi hạn chế giờ làm thêm
Thời giờ làm thêm ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào tính chất mặt hàng họ đang sản xuất
 

Vốn dĩ, nhiều người hiện nay không đồng tình với việc tăng giờ làm thêm lên 400 giờ/năm là vì công nhân ở Việt Nam quá khó khăn, họ không có nhiều thời gian để chăm sóc gia đình, bản thân. Nếu vừa giảm giờ làm chính thức, vừa nới rộng thời gian làm thêm, tăng lương cho người lao động được thì tốt. Nhưng được mấy đơn vị đáp ứng đủ điều kiện này? Cuối cùng, những con người ấy lại bị cuống vào vòng luẩn quẩn: Doanh nghiệp cần người làm việc - Người lao động có nhu cầu tăng ca - nhưng dự luật lại giới hạn thời gian làm thêm giờ - kinh tế bị kìm hãm. Phải chăng điều này thật vô lý? Dù bộ luật có sửa đổi, đặt ra quy định như thế nào thì cũng phải cho một con đường mở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận với nhau.

Vô hình chung những đổi mới trong dự thảo đang gây khó dễ cho cả 2 phía: Doanh nghiệp – Người lao động. Nói đúng hơn theo lời của ông Nguyễn Đình Cung là dự thảo của Bộ Luật Lao động đã có cách tiếp cận chưa phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Song hành với việc đổi mới, nhà nước càng phải khuyến khích người lao động làm việc chăm chỉ, năng động, sáng tạo để nâng cao chất lượng cuộc sống thay vì hạn chế giờ làm thêm cho người lao động. Còn ý kiến của bạn thế nào?

Bài viết liên quan: Tranh cãi giảm giờ làm chính thức - tăng thời gian làm thêm, người lao động nghĩ gì?

Ms.Công nhân

4.6 (536 đánh giá)
Luật Lao động có “ngớ ngẩn” không khi hạn chế giờ làm thêm? Luật Lao động có “ngớ ngẩn” không khi hạn chế giờ làm thêm?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong máy nghiền

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong...

Nhiều người vẫn còn ám ảnh và bàng hoàng sau khi xem qua clip máy nghiền xi măng chuyển động và gây thương vong cho 10 công nhân của một nhà máy sản x...

24.04.2024 63

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Đối mặt với sự đổi mới liên tục trong công nghệ và sự gia tăng không ngừng về nhu cầu ô tô thông minh và bền vững, nguồn nhân lực trong ngành này đang...

12.04.2024 271

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

30/4 - 1/5 là 1 trong 3 dịp lễ dài ngày có thể có trong năm. Thế nên, nhiều lao động cực kỳ quan tâm đến lịch nghỉ lễ dịp này để lên kế hoạch làm việc...

10.04.2024 329

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Khi được hỏi 1 ngày của anh trôi qua thế nào, anh Thanh, công nhân giày da cho hay chỉ quẩn quanh 3 chuyện: ăn - ngủ - đi làm. “Một phần vì mệt, phần...

09.04.2024 172