Tốt nghiệp Trung học phổ thông - lối đi nào cho em?

06.10.2020 2737 dothidiuhd

Thi tốt nghiệp đã xong, điểm - kết quả cũng đã biết. Các bạn 2k2 không may trượt đại học giờ đây đã có định hướng gì cho tương lai của mình chưa - Hay vẫn đang ngồi im nhìn cuộc đời "tự trôi"?

tốt nghiệp trung học phổ thông - lối đi nào cho em
Kỳ thi THPT quốc gia được coi là cột mốc quan trọng nhất "đời cầm bút"

Học đại học chưa chắc đã thành công​

Những ngày qua, hẳn các sĩ tử vẫn chưa quên cảm xúc hồi hộp, tay thì run rẩy nhẩm gõ từng ký tự trong số báo danh của mình để tra cứu điểm thi THPT và gần nhất là điểm chuẩn của ngành - trường mà mình đăng ký nguyện vọng. Lướt báo mạng, check facebook hay xem thời sự... đâu đâu cũng ngập tràn thông tin về kỳ thi cân não, quyết định số phận cuộc đời của nhiều bạn trẻ. Đúng là đại học hay cao đẳng là con đường ngắn và sớm nhất dẫn ta đến thành công nhưng nó sẽ không đủ rộng để tất cả mọi người đều một bước lọt qua. Thêm nữa, mấy ai "dùi đầu kinh sử" suốt 3,4,5,6 năm trên giảng đường khẳng định chắc chắn rằng mình sẽ tìm được một công việc tốt sau tốt nghiệp, có được mức lương cao, ở vị trí đáng mơ ước... Ai? - Bạn có không? 

Hãy nhìn những điển hình sinh động và thực tế ngoài xã hội sẽ thấy. Tỷ phú Jack Ma từng 2 lần trượt đại học, Bill Gates học đến năm 3 đại học rồi quyết định bỏ và sáng lập ra Microsoft, bầu Đức cũng trở thành doanh nhân giàu có và nức tiếng dù 3 lần không có duyên với cánh cửa đại học và hàng nghìn bạn trẻ khác cũng đã thành công dù không sở hữu tấm bằng cử nhân hiển hách.

Sự thật thì ai cũng có nguy cơ thất nghiệp nếu không đáp ứng được yêu cầu của thị trường tuyển dụng. Học cũng thất nghiệp, không học cũng thất nghiệp, thậm chí, cử nhân đại học cũng hoang mang chưa biết định hướng tương lai thế nào? Vậy nên, nếu không may bị cánh cửa giảng đường từ chối, tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) thôi cũng vẫn mở ra cho bạn nhiều lối đi rộng - hẹp.

Tốt nghiệp THPT - lối đi nào cho em?

Cổng trường đại học, cao đẳng hay trung cấp luôn rộng mở để chào đón các Tân Sinh viên/ Học viên chỉ cần bạn có khả năng và còn muốn đi học tiếp. Nhưng nếu như đã "hết duyên" với học hành hoặc điều kiện cá nhân không cho phép thì bạn nên đi đâu?

Đời có vô vàn "đường đi". Không có ai học không tốt hay không vào được đại học thì sẽ phải vào ngõ cụt, trừ khi bạn thiếu dũng khí, bế tắc đến tuyệt vọng mà hành động thiếu suy nghĩ. Nếu đã nỗ lực hết mình nhưng không thể học tiếp thì vẫn còn những "lối đi" riêng để bạn lựa chọn bước vào đời.

- Du học

Nếu bạn có đủ kinh tế, cộng với khả năng ngoại ngữ tốt, trình độ học vấn tương đương thì đi du học là một sự lựa chọn không tồi. Việc sở hữu bằng cấp nước ngoài là một lợi thế không nhỏ khi đi xin việc sau này. Thêm nữa, những trải nghiệm khi du học ở nước ngoài, tiếp cận nền văn hóa và lối tư duy hiện đại, có trách nhiệm sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc và các mối quan hệ xã hội của bạn.

- Xuất khẩu lao động

Nhiều bạn trẻ hiện nay tìm kiếm cơ hội đổi đời qua các gói xuất khẩu lao động. Công việc tốt - Thu nhập cao là mơ ước của nhiều người. Ngoài ra, lựa chọn này còn giúp nâng cao trình độ ngoại ngữ, biết thêm nhiều thứ tiếng, tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng nghề để sau khi hết hạn hợp đồng về nước, vô vàn cơ hội việc làm với mức lương cao, vị trí tốt săn đón bạn. Tuy nhiên, cần cân nhắc lựa chọn quốc gia xuất khẩu, gói xuất khẩu phù hợp, trung tâm môi giới uy tín, địa điểm làm việc chất lượng để đảm bảo không rơi vào những cái bẫy xuất khẩu "dởm" mà báo đài thường xuyên cảnh báo.

tốt nghiệp trung học phổ thông - lối đi nào cho em
XKLĐ mang lại cho bạn nhiều ích lợi về mức lương, chế độ và cơ hội việc làm sau về nước

- Học lại rồi thi lại

​Đây cũng là quyết định của khá nhiều người bởi khát khao bước chân vào giảng đường đại học vô cùng lớn. Họ chấp nhận "nghỉ" một năm để vùi đầu vào ôn luyện và thi thêm một lần nữa - với quyết tâm và nỗ lực hết mình. Bạn cũng có thể tìm việc làm thêm ở giai đoạn đầu ôn luyện để có thu nhập trang trải cuộc sống, đồng thời suy nghĩ lại xem mình thực sự phù hợp với ngành gì, trường nào để điều chỉnh cho hợp lý.

- Học nghề

Mọi hướng "đầu tư" cho việc học chung quy lại cũng đều là kiếm được tiền để trang trải và làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, chăm sóc cho gia đình và người thân đầy đủ hơn. Vậy nên thay vì dành thời gian dài nhiều năm liền để học cao với mong muốn ra trường làm những việc "cao siêu" thì tại sao những bạn trẻ khác lại không đi học những cái căn bản nhưng phổ biến và cần thiết để áp dụng ngay vào cuộc sống của mình? Học nghề yêu cầu đầu vào tuyển sinh thấp (chỉ cần đủ 15 tuổi, sức khỏe tốt, có trình độ học vấn tương đương với nghề học), thời gian học ngắn, học phí hợp lý, khả năng ứng dụng cao, có thể đăng ký khóa vừa học vừa làm... Đây được đánh giá là định hướng phù hợp cho nhiều bạn trẻ không thích, không có điều kiện và khả năng để theo học chính quy bậc cao.

May, sửa chữa điện lạnh, IT, trang điểm, đầu bếp, pha chế... bất cứ nghề gì bạn nghĩ sẽ phù hợp với sở thích và khả năng của bản thân, lại đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của thị trường tuyển dụng sau khóa học thì đều nên cân nhắc lựa chọn và nghiêm túc theo đuổi. Một ứng viên có chứng chỉ nghề, biết việc chắc chắn sẽ được ưu tiên tuyển dụng trong bối cảnh nước ta đang "thừa thầy thiếu thợ" ở nhiều ngành nghề.

- Làm công nhân

Không ít người trẻ chấp nhận dừng chân sau ngưỡng THPT và bước vào đời với danh xưng "công nhân" khi không thể hoặc không muốn tiếp tục học cao hơn nữa. Lựa chọn này không có gì phải xấu hổ cả. Bởi ai cũng sẽ có lối đi riêng. Và việc bạn lập nghiệp sớm, dù bắt đầu ở vị trí thấp, sẽ giúp bạn trưởng thành sớm hơn, có thu nhập sớm hơn để ổn định cuộc sống... Đặc biệt, nếu có năng lực làm việc tốt, cộng với ý thức hoàn thiện kỹ năng và nghiệp vụ nghề, quyết tâm học thêm các loại chứng chỉ liên quan, tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn do doanh nghiệp tổ chức, bạn hoàn toàn có nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp, thăng tiến trong công việc, trở thành Tổ trưởng, Quản đốc, Giám sát... với mức lương và chế độ đãi ngộ cao hơn. Như thế, không phải là đã thành công sớm hơn sao?

Kinh tế phát triển, Việt Nam hiện là "đất lành" để các doanh nghiệp FDI "neo đậu". Bằng chứng là ngày càng nhiều khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp quy mô lớn mở cửa với nhu cầu tuyển công nhân vô cùng lớn. Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM... là những tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp nhất cả nước. Công nhân may, công nhân giày da, công nhân lắp ráp thiết bị điện tử... là những vị trí công việc phổ biến nhất hiện nay. 

tốt nghiệp trung học phổ thông - lối đi nào cho em
Trượt đại học, tôi làm công nhân!

Đừng ngồi mãi nữa, hãy đứng dậy mà đi!

Không ai mong mình trượt đại học sau khi trải qua kỳ thi tốt nghiệp THPT đầy áp lực. Cũng không ai muốn bắt đầu công cuộc làm giàu với vị trí công nhân. Thế nhưng, đời luôn không như mơ. Có những chuyện không phải bạn cứ muốn thì kết quả nhất định phải diễn ra y hệt vậy. Người trưởng thành sẽ đủ bản lĩnh để chấp nhận và đương đầu với thất bại do chính bản thân họ tạo ra. Như việc không đủ điểm xét tuyển vào ngành - trường học theo đúng nguyện vọng. Rớt nguyện vọng 1, bạn có thể đợi xét tuyển thêm nguyện vọng bổ sung, thậm chí học lại để thi lại, du học, học nghề, xuất khẩu lao động... Hoặc nếu mọi cánh cửa khả quan như trên đều vô tình khép lại, bạn vẫn còn một lối khác để đi: vào đời - làm công nhân để kiếm tiền.

Đừng tự thấy xấu hổ hay tệ hại! Đừng chán nản hay buông bỏ! Có những người vươn lên thành công vượt bậc dù trước đó họ từng chạm ngưỡng đáy sâu trong xã hội, làm những công việc tầm thường, bị coi là thấp kém.

18 tuổi rồi, bạn được coi là đủ trưởng thành để thôi không ở nhà dựa dẫm bố mẹ nữa. Bạn có sức khỏe, có ý chí và sự quyết tâm, dù bước về phía nào cũng hãy tin sẽ nhìn thấy ánh sáng nơi cuối đường hầm.

Xin nhấn mạnh lại một lần nữa rằng là: Trượt đại học không phải là dấu chấm hết. Bởi vẫn còn đó rất nhiều lối đi khác ngắn hơn đưa bạn đến thành công.

Ms. Công nhân

4.9 (549 đánh giá)
Tốt nghiệp Trung học phổ thông - lối đi nào cho em? Tốt nghiệp Trung học phổ thông - lối đi nào cho em?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Danh sách 30+ trường, trung tâm đào tạo ngành Logistics và những thông tin hữu ích cần biết

Danh sách 30+ trường, trung tâm đào tạo ngành Logistics và những thông tin...

Logistics là 1 trong 12 ngành được cộng đồng kinh tế Asean ưu tiên hỗ trợ phát triển - chứng tỏ “sức nóng” của ngành này trong thị trường lao động hiệ...

03.05.2024 40795

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong máy nghiền

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong...

Nhiều người vẫn còn ám ảnh và bàng hoàng sau khi xem qua clip máy nghiền xi măng chuyển động và gây thương vong cho 10 công nhân của một nhà máy sản x...

24.04.2024 152

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Đối mặt với sự đổi mới liên tục trong công nghệ và sự gia tăng không ngừng về nhu cầu ô tô thông minh và bền vững, nguồn nhân lực trong ngành này đang...

12.04.2024 309

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

30/4 - 1/5 là 1 trong 3 dịp lễ dài ngày có thể có trong năm. Thế nên, nhiều lao động cực kỳ quan tâm đến lịch nghỉ lễ dịp này để lên kế hoạch làm việc...

10.04.2024 359