"Tín dụng đen" là gì? Công nhân nên làm thế nào để tránh rơi vào bẫy “tín dụng đen”?

25.09.2019 2231 vi.vothanh

“Thủ tục vay nhanh, không cần thế chấp tài sản, không cần chứng minh tài chính”..., đó là những dấu hiệu nhận biết hình thức “tín dụng đen”. Vậy thì tín dụng đen là gì? Công nhân nên làm thế nào để tránh rơi vào bẫy “tín dụng đen”?... Cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu ngay sau đây.

Vì nhiều lý do mà không ít lao động thu nhập thấp chọn vay tín dụng đen để có tiền nhanh. Tuy nhiên, rất nhiều hệ lụy xảy đến từ khi chọn "bốc nóng". Hiểu tín dụng đen là gì sẽ phần nào giúp bạn tỉnh táo hơn trong các quyết định liên quan đến tiền.

Tín dụng đen là gì?

Tín dụng đen (vay nặng lãi) là hình thức cho vay tiền với lãi suất cao của các cá nhân, tổ chức nằm ngoài khuôn khổ của pháp luật. Các quy định về cách tính lãi đều do người cho vay đặt ra và phần lớn vượt 150% lãi suất căn bản của nhà nước.

Tín dụng đen - bẫy “hút máu người” đáng sợ

Lợi dụng nhu cầu cần tiền vay vốn và cần tiền gấp trong thời gian ngắn, nhiều tổ chức “tín dụng đen” xuất hiện tràn lan từ thành phố về thôn quê. Cái bẫy của hình thức này là như thế nào?

- Thủ tục cho vay nhanh chóng, đơn giản, người vay chỉ cần để lại để lại giấy tờ cá nhân và giấy tờ xe cộ họ đang sở hữu.

- Hồ sơ duyệt nhanh chóng, thời gian duyệt và có tiền trong vòng từ 10 đến 30 phút.

- Hợp đồng đơn giản, có thể thỏa thuận bằng miệng và không cần nhiều giấy tờ phức tạp kèm theo.

- Người cho vay thường là cá nhân hoặc tổ chức mập mờ, không có giấy phép công ty tài chính rõ ràng.

- Có thể chia nhỏ lãi suất và trả tiền theo ngày.

Dạo một vòng trên các trục đường lớn nhỏ ở thành phố, ta dễ dàng bắt gặp vô số tờ rơi dán trên trụ điện, bảng quảng cáo với nội dung: “Cho vay tiền mặt, thủ tục đơn giản, nhận tiền ngay, Alo là có tiền…” Hoặc trên mạng xã hội, đầy rẫy những tài khoản ảo với bài đăng trá hình công ty tài chính, cho vay nhanh chóng, uy tín lâu dài… Hình thức lừa đảo này nhắm đến đối tượng là những người cần tiền mặt gấp, nhanh chóng như tiểu thương, công nhân… Bởi thủ tục cho vay đơn giản, người vay không cần phải trải qua quá trình kiểm duyệt, giấy tờ rắc rối như ở ngân hàng.

Tín dụng đen là gì? Công nhân nên làm thế nào để tránh rơi vào bẫy “tín dụng đen”
"Tín dụng đen" là gì? Hình thức này còn gọi là vay nặng lãi
 

Tuy nhiên, vay thì dễ mà trả lại khó. Thực tế là người vay phải trả lãi suất cực kỳ cao (có khi từ 282 - 365%/năm). Nhiều trường hợp không có khả năng trả, lãi mẹ đẻ lãi con, khiến họ rơi vào ngõ cụt. Đến lúc đó, một loạt động thái đòi nợ thuê vô cùng man rợ được tung ra như đập phá nhà cửa, bắt giữ con cái, thậm chí là thuê giang hồ hăm dọa chặt tay, chân, buộc người nợ phải trả hết số tiền gốc lẫn lãi suất. Mặc dù đã từng chứng kiến nhiều trường hợp vay nặng lãi lâm vào tình cảnh khốn đốn trước đó nhưng vì cần tiền gấp nên người lao động vẫn phải nhắm mắt vay liều. 

Vì sao công nhân dễ mắc bẫy tín dụng đen?

Có thể nói, đối tượng mà tín dụng đen nhắm đến phần lớn là lao động phổ thông, nhất là công nhân. Những người cho vay lãi suất cao tiếp cận đối tượng này bằng cách phát, dán tờ rơi xung quanh các khu công nghiệp, nhà ở tập thể công nhân. Hoặc lân la các trang mạng xã hội để tìm kiếm thông tin, quảng cáo, tư vấn “dịch vụ” bằng những lời đường mật: “Anh thương em nên mới giúp đỡ bọn em có chút vốn làm ăn”, “Lãi suất ở đây là thấp lắm rồi”. “Bọn anh đã tin tưởng em mới giao cho em số tiền lớn đến vậy mà không cần nhiều giấy tờ”…

"Tín dụng đen" là gì? Công nhân nên làm thế nào để tránh rơi vào bẫy “tín dụng đen”
"Tín dụng đen" xuất hiện tràn lan quanh khu vực sống của công nhân
 

Quả thật, với mức lương không mấy cao của nhiều công nhân ở các khu công nghiệp hiện nay thì việc trang trải cho cuộc sống vẫn còn chật vật. Nếu không may ba mẹ bị bệnh, con cái ốm đau bất ngờ thì họ khó lòng xoay sở ra một khoản tiền lớn ngay lập tức. Muốn vay ngân hàng chính thống thì cần có đất đai, giấy tờ sổ đỏ…chờ giải ngân. Thậm chí nhiều người mua nhà, đã vay ngân hàng nhưng khi chứng minh tài chính thì số tiền được vay vẫn nhỏ và không đủ chi trả. Họ đành phải tự tìm đến “tín dụng đen” để giải quyết nhanh chóng.

Cũng có một bộ phận công nhân vì chán đời, nghèo túng, bị bạn bè lôi kéo đã sa ngã vào cờ bạc, hút chích. Lúc này, con đường nhanh nhất để có tiền phục vụ nhu cầu bản thân là vay lãi suất cao. Điều này để lại hệ lụy không nhỏ với gia đình, xã hội. Vì vậy mà công nhân cần sáng suốt, bình tĩnh hơn trước những cạm bẫy của đồng tiền.

Công nhân nên làm gì để không rơi vào bẫy tín dụng đen?

Trên thực tế thì hình thức cho vay nặng lãi thường rất tinh vi, chúng núp bóng các giao dịch dân sự, công ty tài chính, tiệm cầm đồ...Vì vậy, để không rơi vào bẫy tín dụng đen, công nhân khi vay tiền cần:

- Chỉ ký hợp đồng vay nợ, không ký hợp đồng đặt cọc nhà, hay hợp đồng ủy quyền cho chủ nợ có thể bán nhà. 

- Ký hợp đồng 1 lần duy nhất, không ký hợp đồng mới gồm số tiền gốc và lãi trong lần trả lãi tiếp theo, vì có thể số tiền lãi sẽ nhân lên gấp đôi.

- Khi đã lỡ vay tiền của tổ chức “tín dụng đen” thì cần liên hệ với các đơn vị thẩm định, trợ giúp pháp lý của địa phương sinh sống để xác định mức độ hoạt động cho vay và lãi suất cụ thể của các khoản vay để không bị lãi chồng lãi.

- Trong trường hợp cần thiết, 3 hình thức vay tiền mặt hợp pháp mà công nhân cần lưu ý là:

+ Vay tín chấp tiền mặt: Là hình thức vay không cần tài sản thế chấp, số tiền có thể vay lên đến 500 triệu đồng, lãi suất dao động từ 1.5 – 1.7%/tháng. Không cần giấy tờ công chứng hoặc sổ đỏ, thời gian có tiền từ 3-7 ngày.

+ Vay tiền mặt trả góp: Ngân hàng hay công ty tín dụng sẽ cho người vay theo hình thức kỳ trả nợ gốc và lãi cùng nhau. Tiền lãi được tính theo số tiền dư của nợ gốc và số ngày thực tế của kỳ hạn trả nợ.

+ Vay tiền mặt theo lương: Những người đi làm được trả lương bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản đều có thể vay tiêu dùng bằng lương.

Tín dụng đen là gì? Công nhân nên làm thế nào để tránh rơi vào bẫy “tín dụng đen”
Công nhân nên tìm đến những ngân hàng uy tín để vay vốn an toàn
 

- Khi cần vay vốn, nên liên hệ, giao dịch với ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng hợp pháp để ký kết hợp đồng vay mượn. (Dù thủ tục có thể mất nhiều thời gian hơn một chút). Một số ngân hàng , công ty tài chính cho vay tiền mặt nhanh, lãi suất thấp có thể tham khảo thêm như: Home Credit, Fe Credit, HD SaiSon, Ngân hàng Tpbank, HD SaiSon, Ngân hàng Vpbank, Ngân hàng HD Sài Gòn, Ngân hàng OCB...

Tổ chức “tín dụng đen” đã và đang tràn lan từ thành thị đến nông thôn, chúng len lỏi vào từng ngóc ngách cuộc sống của những người lao động nghèo. Đừng vì một phút túng thiếu mà phớt lờ đi hậu quả sau này. Vieclamnhamay.vn cũng mong rằng sẽ có nhiều chính sách vay vốn ưu đãi hơn dành cho công nhân để họ sớm thực hiện được những dự định còn dang dở.

Ms. Công nhân

4.6 (206 đánh giá)
"Tín dụng đen" là gì? Công nhân nên làm thế nào để tránh rơi vào bẫy “tín dụng đen”?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong máy nghiền

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong...

Nhiều người vẫn còn ám ảnh và bàng hoàng sau khi xem qua clip máy nghiền xi măng chuyển động và gây thương vong cho 10 công nhân của một nhà máy sản x...

24.04.2024 60

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Đối mặt với sự đổi mới liên tục trong công nghệ và sự gia tăng không ngừng về nhu cầu ô tô thông minh và bền vững, nguồn nhân lực trong ngành này đang...

12.04.2024 268

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

30/4 - 1/5 là 1 trong 3 dịp lễ dài ngày có thể có trong năm. Thế nên, nhiều lao động cực kỳ quan tâm đến lịch nghỉ lễ dịp này để lên kế hoạch làm việc...

10.04.2024 325

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Khi được hỏi 1 ngày của anh trôi qua thế nào, anh Thanh, công nhân giày da cho hay chỉ quẩn quanh 3 chuyện: ăn - ngủ - đi làm. “Một phần vì mệt, phần...

09.04.2024 170