Nhói lòng tâm sự của những nữ công nhân vì chồng con mà chịu khổ

18.04.2023 1840 hongthuy95

Khu trọ 10 phòng toàn cho nữ thuê. Và điều đặc biệt, 8/10 phòng là những mẹ đơn thân đang nuôi con nhỏ, người giữ con bên cạnh để tiện chăm sóc, người gửi ở quê nhờ cả vào ông bà để yên tâm cày kiếm nhiều tiền lo cho con. Hỏi ra mới biết, chị em, ai cũng có nỗi niềm riêng…

nhói lòng tâm sự của những nữ công nhân vì chồng con mà chịu khổ

Muôn lý do để chọn làm công nhân

Tìm việc công nhân nay cũng không dễ như trước. Người tìm việc thì đông trong khi số công ty tuyển, lượng công việc trống lại không nhiều. Có người học này, làm kia cũng đành thua dân lao động chân tay khi cùng xin vào 1 vị trí công nhân may. Bởi, ai từng khổ cực rồi thì hầu hết sẽ siêng làm và làm hết sức để giữ lấy công việc vốn rất khó để có được. Còn người từng ngồi bàn giấy đôi khi vì một chút khổ cực đã chọn từ bỏ để tìm việc khác nhẹ nhàng hơn.

Giai đoạn này nhiều công ty cho công nhân nghỉ giãn việc, nghỉ hè do đơn hàng ít. Chị em thuê trọ chung đã lâu nhưng mãi đến gần đây mới có dịp ngồi lại tâm sự. Thì ra, mỗi người mỗi cảnh, mỗi cách sống, cách nghĩ, mỗi khát khao về tương lai sau này.

Thuê trọ được 8 năm, tôi chắc là người lâu năm nhất ở đây. Quê Cần Thơ, lên Sài Gòn làm công nhân cũng ngót nghét chừng đó mùa. Ít học, ở quê lại chẳng biết làm gì để có dư, thế là theo bạn khăn gói lên thành phố tìm việc mới mong muốn đổi đời. Giàu lên đâu chưa thấy, chỉ thấy một thân một mình sống tạm qua ngày, ráng cày bừa tích góp tiền chừng 40 tuổi mà chưa có ai rước thì về quê cất nhà sống gần cha mẹ già để báo hiếu.

Cùng công đoạn dây chuyền ráp túi có em Hân, người cùng quê được tôi rủ theo lên làm và thuê trọ đợt Tết năm 2020. Hân còn trẻ, mới 25 tuổi nhưng lại sống đơn chiếc. Hân kết hôn sớm, khi mới vừa tròn 21. Rồi chồng trẻ con, ham chơi nên không lo làm ăn, suốt ngày theo chúng bạn nhậu nhẹt, cờ bạc dẫn đến vợ chồng lục đục, dở thói vũ phu. Sau 3 năm chịu đựng, Hân ly hôn chồng và cầu cứu tôi cho em ấy theo để khỏi chịu cảnh chì chiết của cha mẹ, bàn tán của xóm làng.

Hay Tuyết, mẹ đơn thân nuôi con gái lớn 7 tuổi. Tuyết kể cô có bằng kế toán, cũng từng ngồi bàn giấy, máy lạnh mát mẻ nhưng nhỏ dại, nghe lời dụ dỗ của tên sở khanh làm cùng công ty nên trao thân. Ai dè lúc nghe tin cô mang bầu 2 tháng thì gã trở mặt, nghỉ việc bỏ đi biệt tích. Sợ dị nghị, cô bỏ xứ mà đi, giấu gia đình tự lo thân và sinh con một mình. May mắn có công ty A nhận vào làm công nhật suốt thời gian mang bầu, sau nghỉ sinh thì ký hợp đồng chính thức. Gần 10 năm tha hương, cô giờ sành sỏi và chai lì.

Rồi Ngân, Chuyền trưởng nơi tôi làm việc. Cô giỏi giang, xinh đẹp. Trước nghe đâu làm chủ cả một xí nghiệp lớn, quy mô chừng cả trăm nhân viên. Nhưng rồi dịch bệnh, công ty phá sản, nợ ngân hàng cả tỷ đồng. Giờ làm gì cũng không ổn định bằng làm công nhân. Ráng cày một thời gian lo trả nợ.

Đau vì không ai hiểu để san sẻ tâm sự

Phụ nữ từng va vấp thường mạnh mẽ hơn khối người. Những chị em khu trọ này ai cũng đều mang trong mình nỗi niềm riêng, khó nói, khó trải lòng.

- “Tình cảm vợ chồng từng rất hạnh phúc. Rồi áp lực cơm áo gạo tiền khiến cả hai dần cãi vã. Đỉnh điểm là đợt dịch vừa qua, suốt ngày quanh quẩn trong căn phòng trọ chật hẹp mà không được đi đâu, không có việc làm, không thu nhập chi tiêu nên liên tục lục đục. Và chuyện gì đến cũng đến. Ly hôn. Em dành được quyền nuôi con với điều kiện không có trợ cấp từ cha của con em. Thời gian đầu khó khăn lắm. Nhưng dần dần cuộc sống ổn định và thoải mái hơn. Nay chỉ lo làm kiếm tiền chăm lo cho con được đủ đầy mà thôi, không mong đi bước nữa…”

- “Gia đình tôi tan nát nguyên nhân không đến từ người trong cuộc, mà là bởi cha chồng. Ông trẻ, khỏe nhưng biếng làm, chỉ thích ở không hưởng thụ. Làm lụng trên thành phố vất vả, bao nhiêu khoản chi, vợ chồng tằn tiện mỗi tháng chỉ dư 5 triệu phòng ốm đau thế mà ông bắt phải gửi về đều đặn 3 triệu để ông cơm nước, thuốc thang. Chồng thương cha khổ cực ở vậy nuôi anh khôn lớn nên chuyện gì cũng chiều ý ông. Đợt dịch làm gì ra tiền thế là đi vay nợ để gửi về. Tôi bực quá gọi về nói hết với ông thì ông mách lại chồng là tôi nặng nhẹ, chì chiết khiến chồng trách mắng rồi động tay động chân. Hết chịu nỗi, tôi ly thân gần 1 năm nay thuê trọ ra riêng để có tiền tích lũy.”

- “Lớn lên trong cảnh cha bạo hành mẹ nên em không có ý định lập gia đình. Con gái ngày một lớn thành ra mẹ hay ông bà, hàng xóm cứ thúc giục chuyện cưới chồng nên em chán quá bỏ quê đi làm xa cho đỡ nhức đầu. Làm công nhân đến cuối năm nay là tròn 5 năm, cũng để dư được gần 200 triệu phòng thân.”

nhói lòng tâm sự của những nữ công nhân vì chồng con mà chịu khổ

Phụ nữ thường thua thiệt...

Ai cũng mong mình may mắn có cuộc sống thư thái, đủ đầy. Thế nhưng, cuộc đời nhiều khi bất công. Phụ nữ luôn là người thua thiệt. Tuy vậy, đừng mãi nghĩ cho người khác, hãy thương lấy mình nhé!

​_Thy.

4.3 (203 đánh giá)
Nhói lòng tâm sự của những nữ công nhân vì chồng con mà chịu khổ Nhói lòng tâm sự của những nữ công nhân vì chồng con mà chịu khổ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong máy nghiền

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong...

Nhiều người vẫn còn ám ảnh và bàng hoàng sau khi xem qua clip máy nghiền xi măng chuyển động và gây thương vong cho 10 công nhân của một nhà máy sản x...

24.04.2024 166

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Đối mặt với sự đổi mới liên tục trong công nghệ và sự gia tăng không ngừng về nhu cầu ô tô thông minh và bền vững, nguồn nhân lực trong ngành này đang...

12.04.2024 318

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

30/4 - 1/5 là 1 trong 3 dịp lễ dài ngày có thể có trong năm. Thế nên, nhiều lao động cực kỳ quan tâm đến lịch nghỉ lễ dịp này để lên kế hoạch làm việc...

10.04.2024 364

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Khi được hỏi 1 ngày của anh trôi qua thế nào, anh Thanh, công nhân giày da cho hay chỉ quẩn quanh 3 chuyện: ăn - ngủ - đi làm. “Một phần vì mệt, phần...

09.04.2024 213