Nên chọn làm phiên dịch viên tự do hay xin vào một công ty cụ thể?

12.06.2018 4662 hongthuy95

Đây là thắc mắc được đông đảo ứng viên có dự định theo nghề phiên dịch băn khoăn thời gian qua. Vậy làm phiên dịch viên tự do hay phiên dịch viên chịu sự quản lý của công ty – cái nào có lợi hơn? Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng Tuyencongnhan.vn phân tích các mặt có lợi của từng môi trường làm việc để tìm ra sự lựa chọn phù hợp nhé!

nên chọn làm phiên dịch viên tự do hay xin vào một công ty cụ thể

Bạn nghĩ nên chọn làm phiên dịch viên tự do hay xin vào một công ty cụ thể?

Phiên dịch viên tự do là gì? Phiên dịch viên tại công ty là gì?

Trước khi phân tích các mặt có lợi để đưa ra sự lựa chọn chính xác nhất, bạn phải hiểu và phân biệt được phiên dịch viên tự do là gì và phiên dịch viên tại công ty là gì?

- Phiên dịch viên tự do là gì?

Phiên dịch viên tự do là những người làm việc cho chính họ, không chịu bất kỳ sự quản lý hay giám sát, chỉ đạo nào của cá nhân/ tổ chức khác. Các phiên dịch viên tự do có thể làm việc tại nhà riêng, văn phòng hoặc nơi nào tùy thích; được quyền nhận/ từ chối phiên dịch cho khách hàng nào họ muốn; đồng thời có thời gian làm việc linh hoạt, có điều kiện sắp xếp kế hoạch làm việc linh động hơn.

nên chọn làm phiên dịch viên tự do hay xin vào một công ty cụ thể

Trước khi đưa ra sự lựa chọn, hãy tìm hiểu và phân biệt được phiên dịch viên tự do là gì? Phiên dịch viên tại công ty là gì?

- Phiên dịch viên tại công ty là gì?

Khác với phiên dịch viên tự do, phiên dịch viên tại công ty chịu sự quản lý và giám sát, chỉ đạo trực tiếp của cấp trên liên quan; được làm việc trong môi trường chuẩn hóa; được giao những công việc có sẵn và được hưởng những chế độ, phúc lợi xã hội theo quy định hiện hành. Các phiên dịch viên tại công ty phải tuân thủ mọi nội quy, quy chuẩn của công ty đó, việc vi phạm hay không hoàn thành, hoàn thành trễ nhiệm vụ sẽ có thể bị xử lý theo mức độ thiệt hại tương ứng.

Vậy nên chọn phiên dịch viên tự do hay phiên dịch viên tại công ty?

Để có sự đánh giá khách quan nhất về hai môi trường làm việc có phần đối ngược này, Tuyencongnhan.vn xin đưa ra những mặt có lợi của từng nơi để bạn tham khảo và có sự lựa chọn phù hợp:

- Phiên dịch viên tự do

  • Thời gian làm việc linh hoạt: có thể nói đây là ưu điểm lớn nhất của việc làm phiên dịch viên tự do. Bạn sẽ không phải hàng ngày đến công ty và hoạt động suốt 8 tiếng hoặc tất bật chuẩn bị cho buổi dịch mới dù mới được báo trước đó vài phút. Làm phiên dịch viên tự do bạn được quyền tự quyết định thời gian làm việc của mình: làm việc với ai, ở đâu, khi nào, trong lĩnh vực gì,…
  • Được quyền lựa chọn dự án và khách hàng theo ý mình: nếu phiên dịch viên tại công ty phải nhận dự án và khách hàng theo sự chỉ định của cấp trên thì phiên dịch viên tự do lại được quyền lựa chọn theo ý mình. Nếu cảm thấy dự án đó quá khó hoặc thời gian chuẩn bị là quá gấp, họ có thể từ chối một cách lịch sự với những lý do có thể chấp nhận được. Đôi khi, các phiên dịch viên tự do từ chối khách hàng vì khách hàng thanh toán chậm hoặc giao tiếp thiếu chuyên nghiệp,…

nên chọn làm phiên dịch viên tự do hay xin vào một công ty cụ thể

Làm phiên dịch viên tự do mang lại khá nhiều lợi ích như thời gian làm việc linh hoạt, được quyền lựa chọn dự án và khách hàng, tự thương lượng mức phí, được tiếp xúc với nhiều khách hàng,...

  • Tự thương lượng mức phí phù hợp với năng lực của bản thân: nếu phiên dịch viên tại công ty làm việc để được nhận mức lương cố định hàng tháng thì phiên dịch viên tự do lại được tự quyết định “mức thù lao” sẽ nhận được sau dự án với khách hàng. Nếu cảm thấy mức giá mà khách hàng đưa ra không tương xứng với hiệu suất công việc, phiên dịch viên tự do được quyền thỏa thuận lại với khách hàng để thống nhất mức giá mới phù hợp hơn.
  • Tiếp xúc với nhiều khách hàng ở nhiều ngành nghề khác nhau: việc làm phiên dịch viên tự do giúp bạn giao lưu, tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng thuộc nhiều ngành nghề khác nhau (thay vì chỉ hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể như phiên dịch viên tại công ty); điều này tạo cơ hội học hỏi, tích lũy thêm kiến thức giúp ích cho công việc phiên dịch sau này.

- Phiên dịch viên tại công ty

  • Nguồn khách hàng có sẵn: nếu phiên dịch viên tự do phải tự tìm kiếm nguồn khách hàng mới thì phiên dịch viên tại công ty lại không cần làm điều đó. Công ty sẽ giao công việc cụ thể với từng dự án và đối tượng khách hàng riêng, việc họ cần làm chỉ là hoàn thành tốt công việc phiên dịch của mình.
  • Chỉ cần thực hiện tốt công việc chuyên môn: nếu phiên dịch viên tự do phải tự mình làm tất cả mọi thứ, từ tìm kiếm khách hàng đến quản trị quan hệ khách hàng thì phiên dịch viên tại công ty cũng không cần làm việc đó. Điều này giúp họ có thêm thời gian để có sự chuẩn bị và hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình.
  • Có sẵn chỗ làm việc và trang thiết bị hỗ trợ: bao gồm máy tính, phần mềm máy tính, các dụng cụ hỗ trợ khác; tất cả đều được công ty cung cấp đầy đủ ngay tại nơi làm việc

nên chọn làm phiên dịch viên tự do hay xin vào một công ty cụ thể

Làm phiên dịch viên tại công ty, bạn sẽ không cần phải tìm kiếm nguồn khách hàng, không chịu trách nhiệm quản trị quan hệ khách hàng, không cần tự trang bị trang thiết bị làm việc chuyên dụng,...

  • Có thu nhập ổn định, được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định: đây là lợi ích lớn nhất mà các phiên dịch viên tại công ty có được. Họ được trả lương hàng tháng, được hưởng các khoản trợ cấp, phụ cấp, được tham gia bảo hiểm xã hội, được nghỉ phép, nghỉ lễ tết khi cần,… Những điều này phiên dịch viên tự do không có được
  • Có cơ hội thăng tiến cao: làm việc tại công ty, các phiên dịch viên có thể nỗ lực để tìm kiếm cơ hội thăng tiến lên những vị trí cao hơn như Tổ trưởng, Trưởng phòng, Giám đốc,… với mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn hơn
  • Tuy nhiên, phiên dịch viên tại công ty lại chỉ được rèn luyện và phát triển một/ một vài lĩnh vực nhất định (thường là lĩnh vực mà công ty đang hoạt động); ngoài ra, việc lặp đi lặp lại một lĩnh vực sẽ chỉ giúp phiên dịch viên rèn luyện năng lực dịch thuật mà bỏ qua những công việc phụ trợ khác như chuẩn bị hóa đơn, quản lý dự án, kế toán và nhiều công việc liên quan khác

- Vậy lựa chọn của bạn là gì?

Từ những phân tích chi tiết trên, bạn đã có được sự lựa chọn môi trường làm việc cho riêng mình? Hãy tự đưa ra những tiêu chuẩn lựa chọn của bản thân và tìm kiếm sự đáp ứng từ từng môi trường làm việc đó! Nếu bạn thích sự tự do và phát triển toàn diện thì phiên dịch viên tự do là sự lựa chọn hoàn hảo. Ngược lại, nếu bạn tìm kiếm sự ổn định trong công việc và hoạt động theo hướng chuyên môn hóa thì nên lựa chọn phiên dịch viên tại công ty.

Tuy nhiên, như Tuyencongnhan.vn đã đề cập ở bài viết trước đó; hầu hết các phiên dịch viên tự do đều là những người đã có thâm niên trong nghề, có uy tín và chỗ đứng trong giới dịch thuật, nhận được sự tin tưởng của nhiều khách hàng nên họ dễ dàng tìm được các nguồn khách hàng mới. Vì vậy, nếu bạn là sinh viên mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng vẫn khao khát trở thành phiên dịch viên tự do, đừng nôn nóng, hãy dành thời gian từ 2 - 3 năm hoặc hơn để làm việc tại các công ty dịch thuật nhằm tích lũy kinh nghiệm thực tế và rèn luyện các kỹ năng làm việc chuyên sâu, tạo dựng các mối quan hệ khách hàng thân thiết,… tạo tiền đề tốt để bắt đầu vai trò phiên dịch viên tự do ngay khi có đủ điều kiện và sự chuẩn bị cần thiết.

Ms. Công nhân

4.9 (789 đánh giá)
Nên chọn làm phiên dịch viên tự do hay xin vào một công ty cụ thể? Nên chọn làm phiên dịch viên tự do hay xin vào một công ty cụ thể?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phân biệt nhanh 07 cặp biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật

Phân biệt nhanh 07 cặp biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật

Nhiều bác tài nói chung, nhất là xế trẻ mới học luật đôi khi bị nhầm lẫn quy định trên các biển báo giao thông dẫn đến vi phạm luật và phải chịu phạt...

13.05.2024 159

Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng và 5 điều cần biết

Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng và 5 điều cần biết

Các công trình xây dựng quy mô, sau khi hoàn thành luôn cần lập và ký biên bản nghiệm thu tương ứng. Vậy có những loại biên bản nghiệm thu công trình...

10.05.2024 105

Danh sách các trường – trung tâm đào tạo ngành Cơ điện tử

Danh sách các trường – trung tâm đào tạo ngành Cơ điện tử

Bạn mong muốn trở thành kỹ sư cơ điện tử, kỹ sư R&D, chuyên viên tư vấn hay lập trình viên và đang tìm kiếm một môi trường đào tạo phù hợp? Vieclamnha...

09.05.2024 33510

Cơ điện tử là gì? Tất tần tật thông tin hữu ích cần biết trước khi chọn ngành - chọn trường cơ điện tử

Cơ điện tử là gì? Tất tần tật thông tin hữu ích cần biết trước khi chọn ngà...

Trong tiến trình phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, ngành cơ điện tử đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vì vậy, cơ điện tử luôn là một ngành học...

08.05.2024 10183