Công nhân được nghỉ việc không cần báo trước khi nào?

18.02.2022 1083 hongthuy95

Thay vì bị NSDLĐ mỉa mai, tạo áp lực hay ngược đãi đến mức phải đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật và mất quyền lợi, công nhân hoàn toàn có thể nghỉ việc không cần báo trước nếu thuộc 1 trong 7 trường hợp chính đáng, được pháp luật cho phép và bảo vệ.

công nhân được nghỉ việc không cần báo trước khi nào

Trong một số trường hợp, công nhân hoàn toàn có thể nghỉ việc mà không cần thông báo trước với DN

Tại sao công nhân thông báo nghỉ việc bị DN làm khó dễ?

Không phải là tất cả nhưng tồn tại khá nhiều DN, NSDLĐ “trở mặt” khi công nhân, NLĐ thông báo sẽ nghỉ việc trong thời gian tới, sau khi hết thời gian quy định của luật. Vì:

- Công nhân, NLĐ đó được việc, đang được đánh giá cao và kỳ vọng nhiều nay muốn ra đi, làm việc tại nơi khác nên gây áp lực để giữ chân họ lại

- DN, cơ sở đang vào mùa sản xuất nên thiếu người, tuyển người mới phải tốn thời gian, chi phí và nhân lực đào tạo lại mới có thể đáp ứng hiệu suất công việc tương tự như công nhân, NLĐ đã nghỉ

- Tìm cách để công nhân, NLĐ vì nản hay bất mãn mà bỏ việc ngang khi chưa hết thời gian thông báo nghỉ việc, nghĩa là đơn phương chấm dứt HĐ trái luật, sẽ bị mất nhiều quyền lợi

- Đơn giản vì ghét, bực

- …

Dù vì lý do gì thì những thái độ và hành vi gây khó dễ cho NLĐ trong thời gian hoàn tất và bàn giao công việc để kết thúc HĐLĐ đúng luật cũng không thể chấp nhận được.

Công nhân được nghỉ việc không cần báo trước khi nào?

Thông thường, NLĐ cần thông báo cho DN, NSDLĐ biết ý định và thời gian chấm dứt HĐLĐ của mình theo luật. Tuy nhiên, 7 trường hợp sau đây, NLĐ có thể nghỉ việc ngay mà không cần phải báo trước:

- Không được DN, NSDLĐ bố trí đúng công việc, địa điểm làm việc như trong HĐ và NLĐ không đồng ý hoặc không được đảm bảo điều kiện làm việc thực tế như đã thỏa thuận.

Trừ trường hợp DN chuyển NLĐ sang làm công việc khác do gặp khó khăn đột xuất vì thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hay thuộc trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước.

- Không được DN, NSDLĐ trả đủ lương như thỏa thuận hoặc trả lương không đúng thời hạn như cam kết.

Trừ trường hợp bị chậm lương vì lý do bất khả kháng mà DN đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn không thể trả lương đúng thời hạn trong vòng 30 ngày.

- Bị ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi xúc phạm, nhục mạ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động bởi NSDLĐ.

- Bị quấy rối tình dục ở nơi làm việc

- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc để đảm bảo an toàn vì nếu tiếp tục đi làm sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, trường hợp này phải có giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền, sau đó thông báo và gửi cho NSDLĐ làm cơ sở áp dụng theo luật.

- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, trừ một số trường hợp được thỏa thuận khác.

- Bị DN, NSDLĐ cung cấp thông tin không trung thực về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn và vệ sinh lao động, tiền lương và hình thức trả lương, BHXH, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ, các vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết HĐ mà NLĐ yêu cầu làm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ.

công nhân được nghỉ việc không cần báo trước khi nào

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho NLĐ

Nghỉ việc đúng luật, NLĐ được hưởng quyền lợi gì?

Dù không thông báo trước đến NSDLĐ nhưng nếu NLĐ nghỉ việc thuộc 1 trong 7 trường hợp trên đây thì được xếp vào nhóm đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật và nhận được đầy đủ các quyền lợi, đặc biệt là 5 khoản tiền mặt là:

- Tiền lương của những ngày công chưa thanh toán

- Tiền nghỉ phép năm chưa nghỉ hết

- Tiền trợ cấp thôi việc

- Tiền trợ cấp mất việc làm

- Tiền trợ cấp thất nghiệp

>>>Tham khảo chi tiết:

5 khoản tiền mặt NLĐ có thể được nhận khi nghỉ việc

Nghỉ việc trái luật, NLĐ có phải bồi thường không?

Những trường hợp tự ý nghỉ việc không báo trước và không thuộc 1 trong 7 trường hợp như trên thì bị xếp vào nhóm đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật và bị buộc bồi thường cho DN, NSDLĐ 3 khoản tiền là:

- ½ tháng tiền lương như thỏa thuận trong HĐLĐ ở thời điểm trước khi nghỉ việc

- Tiền lương của những ngày nghỉ việc không báo trước

- Chi phí đào tạo nếu trước đó được tạo điều kiện đi học nghề, đào tạo nghề từ kinh phí của DN

Như vậy, luật chỉ bảo vệ quyền lợi cho NLĐ yếu thế trong một số trường hợp chính đáng (như trên). Công nhân cần nắm vững các quy định của luật liên quan đến mình, tránh trường hợp không biết rồi vi phạm dẫn đến thiệt thòi cho bản thân.

(Theo Luật Việt Nam)

4.2 (42 đánh giá)
Công nhân được nghỉ việc không cần báo trước khi nào? Công nhân được nghỉ việc không cần báo trước khi nào?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong máy nghiền

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong...

Nhiều người vẫn còn ám ảnh và bàng hoàng sau khi xem qua clip máy nghiền xi măng chuyển động và gây thương vong cho 10 công nhân của một nhà máy sản x...

24.04.2024 172

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Đối mặt với sự đổi mới liên tục trong công nghệ và sự gia tăng không ngừng về nhu cầu ô tô thông minh và bền vững, nguồn nhân lực trong ngành này đang...

12.04.2024 319

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

30/4 - 1/5 là 1 trong 3 dịp lễ dài ngày có thể có trong năm. Thế nên, nhiều lao động cực kỳ quan tâm đến lịch nghỉ lễ dịp này để lên kế hoạch làm việc...

10.04.2024 366

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Khi được hỏi 1 ngày của anh trôi qua thế nào, anh Thanh, công nhân giày da cho hay chỉ quẩn quanh 3 chuyện: ăn - ngủ - đi làm. “Một phần vì mệt, phần...

09.04.2024 218