Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ trưởng sản xuất trong nhà máy

04.11.2020 54157 hongthuy95

Tổ trưởng sản xuất là người đứng đầu của một tổ gồm một nhóm công nhân trong nhà máy, phân xưởng; có nhiệm vụ quản lý, giám sát và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động diễn ra trong tổ sản xuất đó. Vậy chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của một Tổ trưởng sản xuất là gì? Hãy tìm hiểu điều này cùng Tuyencongnhan.vn!

chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ trưởng sản xuất trong nhà máy
Tổ trưởng sản xuất là vị trí quan trọng trong cơ cấu tổ chức nhân sự của nhà máy

Tổ trưởng sản xuất thực hiện chức năng gì?

Chức năng chính của một Tổ trưởng sản xuất là trực tiếp đảm nhận, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất và những vấn đề liên quan khác trong tổ sản xuất; đồng thời giải quyết những vấn đề phát sinh trong phạm vi quyền hạn. Cụ thể:

  • Đảm nhận vận hành quy trình sản xuất tại phân xưởng/ nhà máy theo đúng quy định, quy chuẩn và yêu cầu tiến độ công việc
  • Ổn định số lượng hàng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm
  • Ổn định số lượng nhân sự trong tổ và nâng cao chất lượng công việc
  • Cung ứng kịp thời và đầy đủ đơn hàng theo yêu cầu của cấp trên hoặc khách hàng
  • Theo dõi, giám sát, kiểm tra và kịp thời phát hiện, giải quyết những tình huống phát sinh trong tổ trong phạm vi quyền hạn.​

Tổ trưởng sản xuất đảm nhận nhiệm vụ nào?

Một Tổ trưởng sản xuất có những nhiệm vụ chính như sau:

  • Chịu trách nhiệm trước Quản đốc xưởng về việc nhận và tổ chức thực hiện lao động sản xuất, đảm bảo hoàn thành kế hoạch được giao
  • Nhận lệnh sản xuất (kế hoạch sản xuất cụ thể hàng ngày, tuần, tháng của Đội, phân xưởng/ nhà máy…), tổ chức thông tin và triển khai, phân công công việc cho các tổ viên thuộc tổ sản xuất
  • Nắm được tình hình các thiết bị thuộc phạm vi quản lý như số lượng, phương thức vận hành, chất lượng hoạt động…; kiểm tra và kịp thời phát hiện, chủ động giải quyết những tồn tại và phát sinh nhằm đảm bảo quá trình vận hành an toàn, liên tục, hiệu quả.
  • Nắm rõ các quy trình vận hành, quy trình thao tác, kỹ thuật an toàn điện, xử lý sự cố, phòng chống cháy nổ…; sẵn sàng hướng dẫn tổ viên hoặc trực tiếp thực hiện khi cần.
  • Phân công công việc cho từng tổ viên hợp lý, phù hợp với khả năng, sở trường và trình độ chuyên môn, tay nghề nhằm đảm bảo mang lại hiệu quả, chất lượng công việc.
  • Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các tổ viên thực hiện đúng quy trình, quy định, quy chuẩn về kỹ thuật sản xuất và kỹ thuật an toàn; quản lý và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, máy móc sản xuất, phương tiện bảo vệ an toàn cá nhân, trang bị phương tiện kỹ thuật an toàn và các phương pháp sơ cấp cứu cho người bị nạn.
  • Thường xuyên/ Định kỳ tổ chức các buổi huấn luận quy trình, quy phạm, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các tổ viên để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề trong lao động sản xuất.
  • Tổ chức nơi làm việc sạch sẽ, ngăn nắp, khoa học; đảm bảo an toàn và vệ sinh; đồng thời đảm bảo an toàn trong lao động; thực hiện tự kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ mất an toàn, đe dọa mất an toàn cho thiết bị và con người trong quá trình lao động sản xuất.
  • Tiến hành giải quết những vấn đề nghi thiếu an toàn, vệ sinh công nghiệp trong sản xuất; những trường hợp có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố thiết bị thuộc phạm vi quyền hạn; báo cáo kịp thời với cấp trên những trường hợp không thể tự giải quyết được để có biện pháp xử lý.
  • Hàng ngày thực hiện sinh hoạt sản xuất; tổ chức kiểm tra hiện trường làm việc, phát hiện, hướng dẫn và giúp đỡ các tổ viên khi cần.
  • Định kỳ tổ chức đánh giá tình hình lao động sản xuất, việc chấp hành các quy trình, quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động sản xuất trong tổ; thực hiện khen thưởng hoặc kiểm điểm; đề xuất khen thưởng hoặc kiểm điểm những cá nhân cụ thể trong tổ.
  • Thực hiện việc chấm công hàng ngày, ghi chép đầy đủ và chính xác mọi công việc và hoạt động của tổ vào sổ nhật ký vận hành của tổ sản xuất
  • Thực hiện ghi chép các số liệu, thông số kỹ thuật,… trong phạm vi quản lý khi được phân công
  • Thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được giao.
  • Tích cực tham gia các khóa huấn luyện về nghiệp vụ quản lý, an toàn sức khỏe và môi trường, phân tích an toàn và phát hiện sự cố tại nơi làm việc khi được tạo điều kiện
  • Thực hiện, hỗ trợ các công việc khác khi được phân công.
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ trưởng sản xuất trong nhà máy
Đào tạo kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho tổ viên là nhiệm vụ của Tổ trưởng sản xuất
Bản mô tả công việc Tổ trưởng sản xuất

Quyền hạn của một Tổ trưởng sản xuất

Quyền hạn luôn đi liền với trách nhiệm. Để có thể hoàn thành tốt trách nhiệm của mình, Tổ trưởng sản xuất cần có những quyền hạn nhất định. Cụ thể:

  • Có quyền được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy chế của công ty và quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi của bản thân
  • Có quyền từ chối thực hiện các công việc không thuộc công việc của công ty hoặc trái với đạo đức và an toàn lao động
  • Có quyền điều hành và quản lý nhân sự trong tổ
  • Có quyền từ chối nhận vật tư, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị,… không đúng chất lượng yêu cầu
  • Có quyền từ chối sản xuất khi chưa hoặc không có lệnh sản xuất
  • Có quyền từ chối nhận người lao động khi người đó không đạt yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn và các yêu cầu khác
  • Chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh mâu thuẫn giữa các tổ viên trong tổ; tạo môi trường làm việc thoải mái, thân thiện, an toàn và hiệu quả.
  • Được tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất để sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh của tổ sản xuất do mình quản lý.
  • Được tham gia xét khen thưởng hoặc kiểm điểm, kỷ luật việc thực hiện kế hoạch lao động, kế hoạch bảo hộ lao động của tổ, chi nhánh, đội, phân xưởng,…
  • Được tham dự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơ sở, lập và duyệt các phương án thiết kế, phương án thi công và biện pháp an toàn
  • Được tham gia nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng các vật tư, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị,… đạt yêu cầu thuộc phạm vi được phân cấp.
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ trưởng sản xuất trong nhà máy
Vị trí càng cao thì quyền hạn càng lớn, trách nhiệm càng nhiều

Kinh nghiệm quản lý công nhân trong Tổ

Một Tổ trưởng sản xuất đạt chuẩn không chỉ cần giỏi về chuyên môn, vững nghiệp vụ mà còn phải khéo léo trong giao tiếp và phân công công việc; nhất quán và công bằng trong khen thưởng và kỷ luật; tỉnh táo trong đánh giá và nhận định, xử lý sự cố; biết nhìn người và dùng người; tạo niềm tin và sự gần gũi với tổ viên; tạo động lực và cổ vũ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc được giao... Bởi, một tập thể muốn thành công cần đoàn kết và quyết tâm rất lớn. 

Tham khảo thêm kinh nghiệm quản lý công nhân cho Tổ trưởng sản xuất qua bài viết chi tiết của Tuyencongnhan.vn (click vào link nhé)

Tổ trưởng sản xuất cần sở hữu kỹ năng nào?

Không ít Tổ trưởng sản xuất đi lên từ vị trí công nhân. Vì vậy, họ tuy hiểu rõ công việc của công nhân sản xuất, sâu sát khi quản lý và thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của tổ viên; tuy nhiên lại hạn chế về mặt kiến thức, yếu kỹ năng quản lý và dùng người. 

Để hoàn thành tốt công việc của một Tổ trưởng sản xuất, họ cần trang bị một số kỹ năng thiết yếu sau đây:

  • Trao đổi thông tin, giao tiếp trên chuyền sản xuất
  • Phân công công việc, triển khai công việc hợp lý cho tổ viên
  • Giám sát hiện trường, đảm bảo tình hình sản xuất đạt yêu cầu
  • Quản lý chất lượng sản xuất của tổ
  • Quản lý năng suất làm việc của từng tổ viên và cả tổ, đảm bảo hoàn thành mục tiêu đã đề ra
  • Xử lý sự cố, vấn đề phát sinh liên quan đến đơn hàng, mâu thuẫn tổ viên hay bất đồng quan điểm, thiếu hợp tác khi làm việc tập thể...

Công việc của một Tổ trưởng sản xuất đòi hỏi rất nhiều kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm và giao tiếp xã hội trong việc quản trị con người, điều phối sản xuất,… Vì vậy, chỉ khi người Tổ trưởng sản xuất ý thức được chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, tuân thủ và thực hiện đúng những điều trên thì mọi công việc đều sẽ trở nên dễ dàng.

Ms. Công nhân

4.2 (722 đánh giá)
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ trưởng sản xuất trong nhà máy Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ trưởng sản xuất trong nhà máy

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong máy nghiền

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong...

Nhiều người vẫn còn ám ảnh và bàng hoàng sau khi xem qua clip máy nghiền xi măng chuyển động và gây thương vong cho 10 công nhân của một nhà máy sản x...

24.04.2024 63

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Đối mặt với sự đổi mới liên tục trong công nghệ và sự gia tăng không ngừng về nhu cầu ô tô thông minh và bền vững, nguồn nhân lực trong ngành này đang...

12.04.2024 271

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

30/4 - 1/5 là 1 trong 3 dịp lễ dài ngày có thể có trong năm. Thế nên, nhiều lao động cực kỳ quan tâm đến lịch nghỉ lễ dịp này để lên kế hoạch làm việc...

10.04.2024 329

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Khi được hỏi 1 ngày của anh trôi qua thế nào, anh Thanh, công nhân giày da cho hay chỉ quẩn quanh 3 chuyện: ăn - ngủ - đi làm. “Một phần vì mệt, phần...

09.04.2024 172