Chi chưa đến 100K cho 1 tuần: Sống sao nỗi Công nhân mất việc ơi?

21.08.2023 646 hongthuy95

Giữa cái nắng chói chang những ngày giữa tháng 8, tại nơi được mệnh danh là “trung tâm nhà cho thuê” ở Tp.HCM, nhiều dãy trọ khóa trái cửa, số ít khác thì mướt mồ hôi cố nuốt chén cơm khô chan nước rau luộc cùng đĩa trứng chiên cho qua bữa. Họ bảo cố sống sót với 92.000đ tiêu trong 1 tuần liền…

chi 100K cho 1 tuần: sống sao nỗi công nhân mất việc ơi

Chỉ biết cố gắng kiếm đủ sống

Chị Thảo, 35 tuổi, quê Đồng Tháp, buồn bã ngồi trên dãy ghế đá bên ngoài một căn phòng trọ cho thuê cho hay suốt 17 năm làm công nhân, chưa bao giờ chị nhận đồng lương thấp đến vậy, tệ hơn cả hồi Covid-19. Chưa kể, nay giờ làm thêm đang giảm dần mỗi tuần, rồi nghe phong phanh công ty đang cạn đơn hàng, sắp áp dụng giảm giờ làm, nghỉ giãn ca, giảm bớt nhân sự… Thế nên, mặc dù vẫn đang đi làm nhưng chị Thảo thật sự lo lắng, sợ công việc của mình sẽ sớm bị ảnh hưởng, rồi biết lo thế nào khoản học phí cho đứa con 8 tuổi cùng các nhu cầu khác hàng ngày/tuần/tháng khi mà hàng chục thứ phải bắt buộc chi.

Tương tự, anh Hòa cũng đang sống trong điều kiện khó khăn. Anh cho biết xưởng nơi anh làm việc đã đóng cửa vào 20/5 rồi, khiến hơn 70% công nhân mất việc làm, 30% còn lại được công ty hỗ trợ chuyển sang xưởng khác. “Tôi thừa nhận mình may mắn vì vẫn giữ được công việc của mình, thế nhưng, chỉ duy trì làm việc 4 ngày/tuần do giờ làm việc đã bị cắt giảm. Công ty thậm chí còn không đủ việc cho công nhân làm chứ nói gì đến yêu cầu hay kỳ vọng làm thêm giờ…”

Cũng khốn khó như bao công nhân nặng mối lo thất nghiệp giống chị Thảo, nhiều người đã phải trả lại phòng trọ cho chủ sau khi bị công ty cho thôi việc. Các thông báo, bảng dán phòng cho thuê vì thế mà được đăng dày đặc hơn. “Trước đây, nhu cầu thuê nhà, thuê trọ ở đây cao đến mức nhiều người không tìm được phòng trống. Thế nhưng, giờ phòng trống rất nhiều.”

Hiện tại, nỗ lực bám phố đợi việc của họ chính là tìm việc làm thay thế, chẳng hạn như làm thợ hồ tại các công trường xây dựng hay xin chân bồi bàn trong các nhà hàng, hoặc những công việc giản đơn tương tự.

Được biết, không chỉ NLĐ mà cả những cô, chú buôn bán, bán vé số cũng cho hay đang lao đao và bị giảm thu nhập do không bán được nhiều như trước. “Tôi hay chạy ngang qua các dãy trọ hay đợi trước cổng khu công nghiệp để rao vé, nhiều công nhân thu nhập không cao nhưng có khi ngày nào cũng rút 1-2 tờ với mong muốn đổi đời.” - chú Tân chia sẻ.

Chỉ chi hơn 92K để sống trong 1 tuần

Chị Thùy Linh, 26 tuổi, quê Sóc Trăng cùng chồng lên Sài Gòn bươn chải tìm việc làm kiếm sống. Linh làm công nhân tại một công ty sản xuất quạt xuất khẩu trong KCX Tân Thuận. Kể từ đầu tháng 7 đến nay, Linh đều tan ca lúc 5h chiều vì công ty đang thiếu đơn đặt hàng mới trong khi ngay trước đó, cô cùng đồng nghiệp đã phải tăng ca liên tục đến 9 hoặc 10h đêm mỗi ngày.

Tuy nhiên, như Linh bảo, rằng cô còn may mắn hơn chồng mình vì anh ấy hiện làm tự do, ai gọi gì làm nấy nên thu nhập thất thường ngày có ngày không, thành ra không đủ chi tiêu cho bản thân chứ đừng nói phụ vào cùng cô vun vén gia đình.

“Chồng cũng nộp hồ sơ nhiều lần, ở nhiều nơi nhưng đều bị từ chối do công ty đang phải cắt giảm nhân sự, rồi do tuổi anh đã ngoài 35. Làm tự do có hôm bị khách quỵt nên coi như làm không công.”

Được biết, chị Linh giờ là trụ cột của gia đình, mang trên vai gánh nặng tài chính mỗi cuối tháng, bao gồm tiền thuê trọ, chi phí sinh hoạt tối thiểu và tiền gửi về quê để ông bà nuôi cháu.

Trước đây, nếu làm thêm giờ, kể cả chủ nhật, cô có thể kiếm được khoảng 11 triệu/tháng; còn giờ thì chỉ nhận được mức lương cơ bản là 5,5 triệu/tháng và vài trăm nghìn tiền phụ cấp ít ỏi. Với số tiền đó, Linh chia ra trả tiền trọ, gửi cho mẹ ở quê chăm con chị và chỉ dành ra được 1 triệu để trang trải mọi chi phí sinh hoạt cơ bản trong 1 tháng. Vì thế, hiện tại, cô cùng chồng chỉ có thể chi tiêu khoảng 100K/tuần.

“Tôi chuẩn bị cơm ở nhà để mang đến xưởng ăn khi nghỉ giữa ca. Tuy nhiên, đồ ăn chỉ là những thứ đơn giản, rẻ tiền, ăn ít và gần như không có thịt, cá, thậm chí có hôm còn nhai mì gói sống vì hết gạo, công ty lại không có máy nước nóng để pha. Tôi cũng đã mua loại gạo giá rẻ để tiết kiệm chi tiêu, không ăn vặt hay tụ tập bạn bè cà phê tán gẫu… Năm tới, con lớn của tôi sẽ bắt đầu đi học mẫu giáo và tôi cần chuẩn bị khoản tiền nhỏ để trả học phí cho con nhưng với tình hình này thì…”

chi 100K cho 1 tuần: sống sao nỗi công nhân mất việc ơi

Tiết kiệm từng đồng

Để có thêm nguồn thu nhập, Linh bảo đã từng thử bán hàng online. Thế nhưng, sau 2 tháng, cô đã phải từ bỏ nó vì không thể tồn tại nỗi trong thị trường trực tuyến với vô số người bán như cô và họ rành livestream giới thiệu sản phẩm. “Tôi đã thử mọi cách có thể để kiếm tiền nhưng thật sự quá khó khăn. Nghe phong phanh sẽ có một đợt sa thải nữa vào tháng 9 nhưng bản thân khả năng cao không nằm trong danh sách đó. Giờ cố gắng giữ được công việc ở công ty, còn có thu nhập đã là may mắn. Đợi đến tháng 10, khi xưởng làm hàng Tết Âm thường sẽ cần người làm thêm giờ, những việc khác cũng cần thêm người làm thời vụ. Khi đó, tôi sẽ tranh thủ làm thêm việc khác sau giờ làm để tăng thu nhập. Hoặc nếu kế hoạch này không thành thì tôi cùng chồng dự định về quê nghỉ Tết sớm rồi làm ruộng, nuôi heo - bò xem sao…”

Khủng hoảng việc làm đang lan rộng

Không chỉ những lao động chân tay như chị Thảo, chị Linh hay anh Hòa phải tìm thêm việc bán thời gian, một lượng không nhỏ nhân sự cấp quản lý như Chuyền trưởng, Quản đốc hay dân bàn giấy cũng lâm vào cảnh khó khăn phải tìm thêm nguồn thu nhập.

Duy, 25 tuổi, nhà ngay trung tâm thành phố, là nhân viên công ty truyền thông đang bị giảm lương 5 tháng qua. Để đủ tiền tiêu, anh đã phải tìm và làm thêm một số công việc part-time khác như thiết kế hình ảnh và làm video clip cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, hiện tại khó tìm việc do rất ít công ty có nhu cầu và đang phải cắt giảm chi phí tiếp thị, quảng cáo. Nhiều bạn bè của Duy còn tập tành bán hàng online hay chung vốn mở quán bán cà phê mang đi… Thế nhưng, ai cũng bảo cay, kiếm tiền không đơn giản một chút nào.

_Thy.

(Theo Tuoitre news)

4.1 (841 đánh giá)
Chi chưa đến 100K cho 1 tuần: Sống sao nỗi Công nhân mất việc ơi? Chi chưa đến 100K cho 1 tuần: Sống sao nỗi Công nhân mất việc ơi?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong máy nghiền

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong...

Nhiều người vẫn còn ám ảnh và bàng hoàng sau khi xem qua clip máy nghiền xi măng chuyển động và gây thương vong cho 10 công nhân của một nhà máy sản x...

24.04.2024 166

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Đối mặt với sự đổi mới liên tục trong công nghệ và sự gia tăng không ngừng về nhu cầu ô tô thông minh và bền vững, nguồn nhân lực trong ngành này đang...

12.04.2024 318

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

30/4 - 1/5 là 1 trong 3 dịp lễ dài ngày có thể có trong năm. Thế nên, nhiều lao động cực kỳ quan tâm đến lịch nghỉ lễ dịp này để lên kế hoạch làm việc...

10.04.2024 364

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Khi được hỏi 1 ngày của anh trôi qua thế nào, anh Thanh, công nhân giày da cho hay chỉ quẩn quanh 3 chuyện: ăn - ngủ - đi làm. “Một phần vì mệt, phần...

09.04.2024 213