5 suy nghĩ sai lầm của ứng viên tìm việc

13.04.2021 2104 hongthuy95

Dưới đây là những suy nghĩ sai lầm phổ biến nhất của ứng viên khi đi tìm việc được Tuyencongnhan.vn tổng hợp và chia sẻ để xem, bạn có đang tồn tại một trong những quan điểm chưa chính xác nào không nhé!

suy nghĩ sai lầm của ứng viên khi tìm việc
Ứng viên thường có những suy nghĩ sai lầm nào khi tìm việc?

Quy trình tìm việc chuẩn của ứng viên

Mỗi người sẽ có cách tìm việc riêng miễn sao đạt mục đích là tìm được việc phù hợp, đúng mong muốn. Nhìn chung, quy trình tìm việc chuẩn của một ứng viên thường trải qua các bước cơ bản sau:

- Xác định vị trí ứng tuyển: căn cứ vào trình độ, bằng cấp và (hoặc) kinh nghiệm, cộng với sở thích và nhu cầu của bản thân để chọn ra vị trí tuyển dụng phù hợp, đảm bảo hồ sơ gây ấn tượng với NTD. Bạn có thể linh hoạt chọn 1-2 vị trí để tăng cơ hội ứng tuyển.

- Tìm công ty tuyển dụng: hiện có vô vàn kênh tìm việc hữu ích cho bạn tìm kiếm, từ tìm trực tiếp tại bảng thông báo của Trung tâm giới thiệu việc làm, banner tại nơi công cộng, trước cổng công ty hay tìm online trên các trang mạng xã hội, website việc làm, website công ty... 

- Nộp hồ sơ ứng tuyển: chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, quan trọng nhất là CV, đơn xin việc, các loại bằng cấp, chứng chỉ liên quan... có thể nộp trực tiếp hoặc online tùy theo yêu cầu của NTD

- Phỏng vấn: khi hồ sơ của bạn được lọc qua, NTD sẽ liên hệ để hẹn phỏng vấn. Hãy thể hiện thật tốt, từ cử chỉ điệu bộ, trang phục, thái độ, tác phong cho đến kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết, đủ sức thuyết phục NTD về sự phù hợp của bạn với vị trí ứng tuyển

- Gửi thư cảm ơn sau phỏng vấn: bước này có thể bị nhiều ứng viên bỏ qua. Tuy nhiên, các HR khuyến khích bạn làm điều đó. Như thế sẽ gây ấn tượng với NTD, nhắc nhớ họ về bạn, thể hiện thái độ nghiêm túc với vị trí ứng tuyển

- Đợi kết quả và phản hồi email: NTD sẽ gửi email thông báo kết quả (thường nếu bạn đậu) cho bạn sau đó. Việc của bạn là check mail thường xuyên và kịp thời phản hồi lại.

Đâu là suy nghĩ sai lầm nhất của ứng viên khi tìm việc?

Không phải ai cũng tỏ ra chuyên nghiệp và hiểu biết khi tìm việc. Dẫu tiếp cận thông tin ở thời đại Internet rộng khắp, tuy nhiên, không ít ứng viên vẫn duy trì những suy nghĩ sai lầm...

- Nếu CV tốt, NTD sẽ gọi tôi phỏng vấn

Điều này không sai nhưng chưa chắc đúng. CV tốt có thể bao gồm bằng cấp giỏi, kỹ năng đa dạng và nhuần nhuyễn, tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, xã hội, được tổ chức, doanh nghiệp khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong học tập hay công việc… tuy nhiên, sẽ thế nào nếu nó tồn tại quá nhiều lỗi chính tả, lỗi câu, được thiết kế lòe loẹt trải dài tận 3, 4 trang A4… NTD chỉ có 6s đầu tiên để lướt qua hàng trăm CV và chọn ra những CV họ ưng ý nhất. Do đó, sự cẩu thả và thiếu chuyên nghiệp khi chuẩn bị CV có thể là nguyên nhân khiến CV của bạn bị đánh rớt.

- Công ty không đăng tuyển nghĩa là họ không cần người mới

Sự thật là có một số vị trí trống mà công ty không bao giờ đăng tuyển. Lý do là vì họ muốn tự chọn lọc ứng viên từ các nguồn sẵn có như CV xin việc trước đó hay dựa vào các mối quan hệ. Do đó, thay vì chỉ biết tìm việc trên báo chí hay các trang web tuyển dụng, hãy chủ động liên hệ đến công ty bạn quan tâm hoặc nhận tin từ các mối quan hệ của bạn để tìm kiếm cơ hội việc làm cho chính mình.

5 suy nghĩ sai lầm của ứng viên tìm việc
Nhiều công ty không đăng tin tuyển dụng một số vị trí mà âm thầm tìm người

- Đơn xin việc không quan trọng bằng CV

Đơn xin việc hay CV đều là những giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ xin việc của ứng viên, có vai trò hỗ trợ nhau trong việc thể hiện sự phù hợp của ứng viên với vị trí công việc đang ứng tuyển. Nếu CV cho NTD thấy được những kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng nổi bật của ứng viên được trình bày chi tiết thì Đơn xin việc thể hiện mong muốn được làm việc tại công ty của ứng viên đó. Do đó, nói Đơn xin việc không quan trọng bằng CV là không hề đúng. 

- Gửi càng nhiều CV càng tốt

Thời đại Internet phát triển, việc gửi CV ứng tuyển online trở nên phổ biến bởi tính tiện dụng và nhanh chóng, giúp NTD và ứng viên dễ dàng tiếp cận và trao đổi công việc cùng nhau. Do đó, không ít ứng viên quan niệm gửi càng nhiều CV cho càng nhiều vị trí sẽ càng tăng cơ hội được gọi phỏng vấn và có việc làm. Có thể đúng nhưng với số lượng lớn CV được gửi đi, bạn có thể không thể xác định được đâu là công ty mà mình đã nhắm đến và kỳ vọng, thậm chí, việc nhận thông báo đến phỏng vấn hàng loạt sẽ khiến bạn mất thời gian và bỏ lỡ nhiều hơn cơ hội được phỏng vấn ở những vị trí mà bạn thích. Nghiên cứu thật kỹ và chọn ra công ty - vị trí công việc bạn muốn để nộp hồ sơ thay vì gửi hàng loạt CV vô hồn.

5 suy nghĩ sai lầm của ứng viên tìm việc
Việc gửi quá nhiều CV xin việc có thể khiến bạn mất đi cơ hội tìm việc tốt hơn

- Phỏng vấn tốt sẽ nhận được việc

Bạn cho rằng mình vừa có một buổi phỏng vấn hoàn hảo; rằng bạn đã gây được ấn tượng tốt và thuyết phục được NTD về sự phù hợp của bạn với vị trí đang ứng tuyển. Có thể bạn đúng nhưng điều đó chưa đảm bảo bạn sẽ nhận được việc. Có thể có ứng viên khác tốt hơn và người đó hoàn thành buổi phỏng vấn mỹ mãn hơn bạn. Sự thật là bạn sẽ chỉ chắc chắn có được việc khi nhận được email thông báo ngày nhận việc hoặc cầm trên tay bản hợp đồng chính thức.

Bạn có đang tồn tại một trong những suy nghĩ sai lầm trên đây? Chuẩn bị thật tốt hồ sơ xin việc và nghiêm túc trong các buổi phỏng vấn sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được việc.

Ms. Công nhân

4.2 (412 đánh giá)
5 suy nghĩ sai lầm của ứng viên tìm việc 5 suy nghĩ sai lầm của ứng viên tìm việc

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong máy nghiền

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong...

Nhiều người vẫn còn ám ảnh và bàng hoàng sau khi xem qua clip máy nghiền xi măng chuyển động và gây thương vong cho 10 công nhân của một nhà máy sản x...

24.04.2024 63

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Đối mặt với sự đổi mới liên tục trong công nghệ và sự gia tăng không ngừng về nhu cầu ô tô thông minh và bền vững, nguồn nhân lực trong ngành này đang...

12.04.2024 271

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

30/4 - 1/5 là 1 trong 3 dịp lễ dài ngày có thể có trong năm. Thế nên, nhiều lao động cực kỳ quan tâm đến lịch nghỉ lễ dịp này để lên kế hoạch làm việc...

10.04.2024 329

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Khi được hỏi 1 ngày của anh trôi qua thế nào, anh Thanh, công nhân giày da cho hay chỉ quẩn quanh 3 chuyện: ăn - ngủ - đi làm. “Một phần vì mệt, phần...

09.04.2024 172