5 điều nhất định phải biết khi “nhảy việc” sau Tết

22.02.2022 793 hongthuy95

“Nhảy” việc sau Tết là tình trạng thường gặp của nhiều người, kể cả công nhân, lao động phổ thông. Nghỉ việc thế nào là đúng luật? Khi đó NLĐ được hưởng quyền lợi gì? Nghỉ việc trái luật phải chịu trách nhiệm thế nào?... Cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

những điều nhất định phải biết khi "nhảy" việc sau Tết

Không ít công nhân, người lao động "nhảy" việc sau Tết

Tại sao NLĐ “nhảy” việc nhiều sau Tết?

“Nhảy” việc hay nghỉ việc là quyết định thôi không gắn bó với công ty, doanh nghiệp nữa của người lao động (NLĐ), vì nhiều nguyên nhân. NLĐ có thể nhảy/ nghỉ việc bất kì thời điểm, giai đoạn nào trong năm. Tuy nhiên, số lượng thường sẽ gia tăng đáng kể sau Tết. Bởi:

- Nhiều lao động sẽ ráng làm thêm cho hết năm để nhận các khoản thưởng lễ Tết, lương tháng 13 theo thỏa thuận của công ty, nay hết năm nghỉ để chuyển việc, sang công ty khác có lương và chế độ hấp dẫn hơn; môi trường làm việc thoải mái hơn

- Vốn không có ý định nhảy/ nghỉ việc nhưng sau Tết doanh nghiệp tuyển nhiều, chế độ và quyền lợi, hỗ trợ hấp dẫn nên ứng tuyển và tìm việc mới thành công

Dù vì nguyên do gì thì chuyện “nhảy”/ nghỉ việc sau Tết cũng là quyết định của NLĐ, họ có quyền làm điều họ muốn và chịu trách nhiệm về điều đó. Tuy nhiên, cần nhảy/ nghỉ việc đúng luật để đảm bảo quyền lợi hợp pháp, tránh trường hợp vi phạm luật và bị áp dụng xử lý, bị đánh giá thấp khi xin việc tại công ty mới…

5 vấn đề pháp lý cần biết khi “nhảy” việc sau Tết?

Để NLĐ có cơ sở cân nhắc nhảy/ nghỉ việc sau Tết đúng luật, dưới đây là 5 vấn đề pháp lý nhất định phải biết để đảm bảo quyền lợi cho bản thân:

+ Nhảy/ nghỉ việc không cần báo trước khi nào?

NLĐ hoàn toàn có thể nhảy/ nghỉ việc/ đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật ngay, tại bất kỳ thời điểm nào trong năm mà không cần báo trước nếu có 1 trong 7 lý do chính đáng sau đây:

những điều nhất định phải biết khi "nhảy" việc sau Tết
.

>>>Tham khảo chi tiết:

Công nhân được nghỉ việc không cần báo trước khi nào?

+ Thời gian cần báo nhảy/ nghỉ việc trước với công ty là bao lâu?

NLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần phải báo trước cho doanh nghiệp, NSDLĐ nếu thuộc 1 trong 7 trường hợp nêu trên. Còn lại, khi có lý do khác muốn thôi việc trước khi hết hạn giao kết HĐ thì phải thông báo trước cho NLĐ với thời gian cụ thể như sau:

- Tối thiểu 45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn

- Tối thiểu 30 ngày đối với HĐLĐ có thời hạn từ 12-36 tháng

- Tối thiểu 3 ngày làm việc đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 13 tháng

+ Nắm những khoản tiền được nhận khi nhảy/ nghỉ việc đúng luật

Bao gồm:

- Tiền lương những ngày công chưa được thanh toán

- Tiền nghỉ phép năm chưa nghỉ hết

- Trợ cấp thôi việc

- Trợ cấp mất việc làm

- Trợ cấp thất nghiệp

Tùy thuộc vào tình hình thực tế về việc làm và nhu cầu của NLĐ ở thời điểm sau nghỉ việc sẽ nhận đủ cả 5 hoặc một số khoản tiền này.

>>>Tham khảo chi tiết:

Liệt kê 5 khoản tiền NLĐ có thể được nhận khi nghỉ việc

+ Bị bồi thường tiền nếu tự ý nghỉ ngang

NLĐ nhảy/ nghỉ việc vì bất cứ lý do gì không thuộc 1 trong 7 trường hợp không cần thông báo trước; cũng không thông báo trước với các lý do còn lại theo quy định thì được xếp vào đối tượng nghỉ ngang, đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật. Khi đó, NLĐ sẽ có thể bị xem xét yêu cầu bồi thường cho công ty các khoản tiền sau đây:

- ½ tháng tiền lương theo HĐLĐ

- Một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐ cho những ngày nghỉ việc không báo trước

- Hoàn trả chi phí đào tạo trước đó nếu được công ty, NSDLĐ cử đi học nghề, đào tạo nghề từ kinh phí của doanh nghiệp

+ Yêu cầu DN, NSDLĐ cũ chốt và trả sổ BHXH ngay khi nghỉ việc

Thực tế có không ít NLĐ đã nghỉ việc nhưng vẫn không được DN, công ty cũ chốt và trả sổ BHXH trong khi đây là giấy tờ quan trọng đảm bảo quyền lợi của NLĐ tham gia đóng BHXH hàng tháng. Do đó, ngay khi nghỉ việc, NLĐ cần yêu cầu công ty cũ xác nhận về việc đóng BHXH, BHTN của cá nhân mình để có thể tiếp tục đóng mới tại công ty mới hoặc hoàn thiện hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp khi cần.

những điều nhất định phải biết khi "nhảy" việc sau Tết

NLĐ cần được công ty cũ chốt và nhận lại sổ BHXH của mình khi nghỉ việc

 

Trên đây là 5 vấn đề pháp lý mà NLĐ nhất định phải nắm rõ nếu có ý định “nhảy”/ nghỉ việc sau Tết để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình, đồng thời tránh rắc rối không đáng có do vi phạm luật như phải bồi thường bằng tiền cho công ty khi nghỉ ngang không báo trước.

(Theo Thư viện Pháp luật)

4.5 (705 đánh giá)
5 điều nhất định phải biết khi “nhảy việc” sau Tết 5 điều nhất định phải biết khi “nhảy việc” sau Tết

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong máy nghiền

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong...

Nhiều người vẫn còn ám ảnh và bàng hoàng sau khi xem qua clip máy nghiền xi măng chuyển động và gây thương vong cho 10 công nhân của một nhà máy sản x...

24.04.2024 166

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Đối mặt với sự đổi mới liên tục trong công nghệ và sự gia tăng không ngừng về nhu cầu ô tô thông minh và bền vững, nguồn nhân lực trong ngành này đang...

12.04.2024 318

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

30/4 - 1/5 là 1 trong 3 dịp lễ dài ngày có thể có trong năm. Thế nên, nhiều lao động cực kỳ quan tâm đến lịch nghỉ lễ dịp này để lên kế hoạch làm việc...

10.04.2024 364

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Khi được hỏi 1 ngày của anh trôi qua thế nào, anh Thanh, công nhân giày da cho hay chỉ quẩn quanh 3 chuyện: ăn - ngủ - đi làm. “Một phần vì mệt, phần...

09.04.2024 213