Nhà tuyển dụng cần gì ở bạn sau mỗi câu hỏi phỏng vấn?

21.12.2017 7265 trangthunb93

"Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?"; "Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?"; "Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?"; "Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?";...là những câu hỏi phỏng vấn tuy quen thuộc nhưng không phải ai cũng trả lời đúng trọng tâm và đúng ý nhà tuyển dụng cần. Vậy thực chất nhà tuyển dụng cần gì ở bạn sau mỗi câu hỏi phỏng vấn? Cùng Tuyencongnhan.vn tìm hiểu điều này!

Những câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp

+ Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

+ Vì sao bạn nghỉ việc tại công ty hiện tại/ cũ?

+ Vì sao bạn chọn công ty chúng tôi?

+ Vì sao bạn chọn phỏng vấn công việc này?

+ Bạn muốn gì ở công việc này?

...

Đó là những câu hỏi bạn vẫn thường gặp mỗi khi bắt đầu phỏng vấn trực tiếp vào vị trí mà bạn ứng tuyển. Đối với công ty cũ, dĩ nhiên phải có lí do bạn mới nghỉ việc. Tuy nhiên, đối với câu hỏi dạng này, nhà tuyển dụng (NTD) muốn biết cách bạn nhìn nhận vấn đề, sự việc theo chiều hướng như thế nào? - tích cực hay tiêu cực? Đừng mang những điều bực tức, ức chế ở công ty cũ "vạch rõ" tại buổi phỏng vấn, đừng than thở, cũng đừng nói xấu đồng nghiệp hay cấp trên,...NTD sẽ nghĩ rằng, bạn là người thiếu tích cực, không cầu tiến, thiếu ý chí, hay buôn chuyện,...và hoàn toàn có thể sẽ vẫn tiếp tục "kể xấu" công ty này nếu nghỉ việc và phỏng vấn ở một công ty khác.

Đối với câu hỏi mục tiêu nghề nghiệp: bạn cần xác định rõ ràng từng bước đi ngắn hạn và dài hạn của mình trong tương lai. NTD sẽ đánh giá cao những ứng viên có định hướng sự nghiệp rõ ràng, thực tế và có thái độ tích cực. Chỉ cần có ý chí, sự quyết tâm, NTD nhất định sẽ nhìn nhận và tất nhiên, bạn sẽ có một điểm cộng cho điều này. Ánh mắt, gương mặt và cảm xúc khi bạn nói về mục tiêu nghề nghiệp hay mong muốn công việc như thế nào sẽ thể hiện rõ nét niềm đam mê và tình yêu với nghề.

nhà tuyển dụng cần gì ở bạn sau mỗi câu hỏi phỏng vấn
Ảnh nguồn Internet

Những câu hỏi về kinh nghiệm làm việc 

+ Bạn có kinh nghiệm gì về công việc này?

+ Những thành công/ thất bại lớn nhất của bạn là gì?

+ Điểm mạnh/ điểm yếu của bạn là gì?

...

Đối với dạng câu hỏi này, NTD muốn đánh giá năng lực thực tế, khả năng tự đánh giá, sắp xếp logic của bạn như thế nào. Hãy trả lời thật chính xác vào từng câu hỏi, không lan man, dài dòng. Lựa chọn những công việc nổi bật và liên quan nhất đến vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển, nêu rõ thành tích đạt được qua từng con số cụ thể (nếu có) hoặc thừa nhận sai lầm nhưng từ đó lại rút ra được nhiều bài học quý giá. Trả lời tự nhiên, tự tin nhưng không tự mãn, không rụt rè, run sợ. Hãy để NTD cảm thấy bạn là người giàu lòng nhiệt huyết, sẵn sàng công hiến cho công việc, không ngại khó, ngại khổ,...

Tìm hiểu thêm: Làm gì khi bạn được mời phỏng vấn?​

Những câu hỏi về thái độ làm việc và giao tiếp ứng xử

+ Như thế nào là môi trường làm việc lý tưởng đối với bạn?

+ Nếu trong đợt cao điểm, công ty yêu cầu bạn làm việc vào cuối tuần, bạn có đồng ý không?

+ Sếp cũ của bạn là người như thế nào?

+ Kiểu đồng nghiệp nào mà bạn ghét nhất?

+ Mâu thuẫn gần đây nhất giữa bạn và đồng nghiệp là gì?

...

Kinh nghiệm có thể cố gắng tích lũy, kỹ năng có thể nỗ lực rèn dũa nhưng thái độ làm việc và giao tiếp ứng xử sẽ thể hiện tính cách con người bạn. Thông thường, mục đích của NTD khi đưa ra những câu hỏi dạng này là muốn đánh giá ứng viên ở khía cạnh thái độ, họ tìm kiếm những ứng viên có thái độ tích cực, chuyên nghiệp, sẵn sàng học hỏi, cống hiến vì đam mê công việc và lợi ích chung, đồng thời phải thân thiện, hòa đồng với đồng nghiệp và khéo léo với cấp trên (tức tôn trọng nhưng không nịnh bợ). Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm, giỏi kỹ năng nhưng suy nghĩ tiêu cực, thiếu ý chí cầu tiến, hay đố kỵ và mưu lợi cá nhân thì không một công việc hay công ty nào có thể phù hợp với bạn.

Những câu hỏi dạng đặt ra tình huống

+ Nếu là giám đốc công ty này, bạn sẽ làm điều gì trước tiên?

+ Nếu không phải lo lắng về mặt tài chính, bạn sẽ chọn công việc gì?

+ Giả sử bạn trúng tuyển, bạn sẽ làm gì trong 2 tháng thử việc?

...

Có một số vị trí công việc đòi hỏi ứng viên phải có khả năng ứng biến, tư duy logic và xử lý vấn đề nhanh nhạy, hiệu quả. Cách kiểm tra điều này tốt nhất là đưa ra các tình huống giả định để ứng viên xử lý. Sẽ không có câu trả lời đúng hay sai cho những câu hỏi dạng này, nó chỉ nhằm đánh giá tính hiệu quả về cách nhìn nhận, phân tích và lý giải vấn đề của bạn có hợp lý, thực tế và logic không mà thôi. Đừng trả lời rằng "Tôi chưa bao giờ ở trong tình huống này nên tôi chưa nghĩ ra mình phải làm gì.", cũng đừng chần chừ hay suy nghĩ quá lâu, nó sẽ là điểm trừ rất lớn vì sẽ không có NTD nào muốn có một nhân viên không có khả năng hoặc không nhạy bén trong giải quyết vấn đề.

nhà tuyển dụng cần gì ở bạn sau mỗi câu hỏi phỏng vấn
Ảnh nguồn Internet

Những câu hỏi về kỹ năng lãnh đạo

+ Hãy cho biết 3 kỹ năng lãnh đạo bạn cho là hiệu quả nhất?

+ Bạn thường gặp khó khăn gì trong quá trình quản lý một nhóm?

+ Bạn đã bao giờ cho 1 nhân viên nghỉ việc chưa? Lý do?

...

Đối với vị trí quản lý, kỹ năng lãnh đạo là yếu tố quan trọng nhất. Vì vậy, việc bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi dạng này khi phỏng vấn là điều dĩ nhiên. Hãy trả lời thật tự nhiên, tự tin và dứt khoát những kỹ năng lãnh đạo tích cực mà bạn cho là hợp lý, tức nhiên, nó phải phù hợp với công việc và mang lại hiệu quả. Hãy nêu 3 kỹ năng lãnh đạo mà bạn từng áp dụng và đạt được thành tựu nhất định. Nếu có, cũng hãy trình bày khó khăn và thừa nhận sai lầm một cách cụ thể nhất, nhìn nhận, đánh giá và tự rút ra bài học từ chính những khó khăn, thất bại đó. Về lý do cho 1 nhân viên nghỉ việc, hãy chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự việc đáng tiếc này. Hãy thành thật với chính mình và chia sẻ đúng sự thật, đừng tỏ thái độ coi thường nhân viên, cũng đừng đổ lỗi quá nhiều lên họ. Một nhà quản lý tốt không chỉ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ mà phải tạo được mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và nhân viên.

Vẫn còn khá nhiều những câu hỏi dạng kiểm tra, đánh giá, ngoài những câu hỏi trên, mà NTD đưa ra để nhìn nhận một ứng viên có thực sự phù hợp với yêu cầu công việc của họ hay không. Đừng chủ quan, hãy chuẩn bị nghiêm túc, kỹ lưỡng, giao tiếp tự nhiên, chừng mực, thái độ lịch sự, tích cực,...trong mọi buổi phỏng vấn, vì bất kể một câu hỏi nào đưa ra cũng đều ẩn chứa một ý nghĩa nhất định trong đánh giá ứng viên.

Xem thêm: Những câu bạn không nên hỏi nhà tuyển dụng khi đi phỏng vấn​

Ms. Công nhân

4.4 (24 đánh giá)
Nhà tuyển dụng cần gì ở bạn sau mỗi câu hỏi phỏng vấn? Nhà tuyển dụng cần gì ở bạn sau mỗi câu hỏi phỏng vấn?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Có nên gửi mail hỏi kết quả phỏng vấn? Viết gì trong mail đó để được phản hồi?

Có nên gửi mail hỏi kết quả phỏng vấn? Viết gì trong mail đó để được phản h...

Không ít ứng viên than thở rằng đã nhiều ngày sau khi kết thúc buổi phỏng vấn xin việc nhưng phía công ty sao mãi chẳng thấy hồi âm. Liệu mình bị đánh...

02.03.2023 786

Kinh nghiệm khi đi phỏng vấn vào tập đoàn Samsung

Kinh nghiệm khi đi phỏng vấn vào tập đoàn Samsung

Samsung hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào nền kinh tế và giải quyết vấn...

19.09.2022 195392

5 lưu ý giúp ứng viên ghi điểm trong buổi phỏng vấn

5 lưu ý giúp ứng viên ghi điểm trong buổi phỏng vấn

Ấn tượng trong buổi phỏng vấn là yếu tố quyết định bạn có được tuyển dụng vào làm việc hay không. “Bỏ túi” 5 lưu ý sau đây sẽ giúp bạn tự tin hơn và “...

07.09.2022 9419

9 Bí Quyết Giúp Ứng Viên Chinh Phục Nhà Tuyển Dụng

9 Bí Quyết Giúp Ứng Viên Chinh Phục Nhà Tuyển Dụng

Bạn được hẹn phỏng vấn và chưa biết nên làm gì để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng? Bài viết này, Vieclamnhamay.vn xin chia sẻ 9 bí quyết giúp chinh ph...

24.08.2022 15890