Thư cảm ơn sau phỏng vấn xưa rồi, gửi ngay 4 email này để tăng cơ hội tìm việc!

22.02.2023 422 hongthuy95

Ms. Công nhân từng lên bài mách nước ứng viên gửi thư cảm ơn sau phỏng vấn cho nhà tuyển dụng. Tip này không sai nhưng có vẻ chưa đủ gây ấn tượng và tăng tính hiệu quả. Bởi tồn tại một tuyệt chiêu khác được cho là hữu hiệu hơn, gợi nhớ sâu sắc ấn tượng về ứng viên đến nhà tuyển dụng.

gửi email follow up đến ntd để tăng cơ hội ứng tuyển

Phỏng vấn rồi nhưng chưa hẳn ứng tuyển xong!

Nhiều ứng viên cho rằng kết thúc buổi phỏng vấn tức là đã hoàn thành xong kế hoạch tìm việc, cho vị trí đó, tại doanh nghiệp nọ; và giờ chỉ còn đợi kết quả phản hồi từ nhà tuyển dụng: đậu hoặc không. Điều này cũng không có gì là sai bởi nếu bạn là một ứng viên giỏi, thật sự phù hợp với công việc ứng tuyển, gây được ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng thì dĩ nhiên, DN không thể bỏ qua một “người tài” như bạn. Tuy nhiên, nếu không đạt đến mức độ đó, ngược lại, có nhiều hơn một ứng viên cho thấy sự tiềm năng như bạn, họ sẽ tiếp tục cân nhắc dựa vào những yếu tố khác. Khi mọi so sánh giữa trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ hay kinh nghiệm đều ngang nhau thì NTD sẽ xét đến những yếu tố nhỏ, tưởng chừng như không mấy quan trọng, như: thái độ trả lời phỏng vấn, cách giao tiếp với NTD và các ứng viên khác, trang phục đi phỏng vấn, và đặc biệt, cách nhắc nhớ và gây ấn tượng sau phỏng vấn.

Nếu trước đây, thư cảm ơn sau phỏng vấn được khuyên gửi đi thì nay, có cách khác hữu hiệu hơn chính là follow up email, có bao gồm cảm ơn sau phỏng vấn, để gợi nhớ và khẳng định một lần nữa sự phù hợp của mình với vị trí ứng tuyển, về thái độ nghiêm túc ứng tuyển và mong chờ phản hồi tích cực từ NTD.

Follow up là gì?

Follow up dịch sang tiếng Việt có nghĩa là theo sát, đeo dính. Ở khía cạnh phỏng vấn tìm việc, follow up được hiểu là hành động ứng viên theo sát nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn, bằng cách gọi điện thoại hay gửi email, để tạo cho NTD có ấn tượng tốt về mình, nhớ lại mình là ứng viên nào, đã có buổi phỏng vấn ra sao, có những điểm nổi bật nào phù hợp với vị trí ứng tuyển, mình quan tâm đến công việc đó và nghiêm túc tìm việc thế nào, mong muốn đậu phỏng vấn cao bao nhiêu… Hoặc nếu cảm thấy bản thân thể hiện chưa xuất sắc so với những gì đang có thì follow up đến NTD cũng là cách để tìm kiếm thêm cơ hội thuyết phục họ, đồng thời tạo sự khác biệt hơn so với các ứng viên cùng mức đánh giá khác, tăng cơ hội đậu phỏng vấn.

Cách thức follow up thế nào cho hiệu quả?

Follow up bằng cách gửi email được ứng dụng phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, follow up không chỉ gửi 1 email, vào 1 thời điểm duy nhất sau buổi phỏng vấn. Một ứng viên chuẩn 5 sao chia sẻ anh ta đã sử dụng 4 email, gửi vào 4 thời điểm khác nhau sau phỏng vấn để follow up đến NTD và đậu phỏng vấn với mức lương và chế độ đãi ngộ tương xứng. Cụ thể:

+ Follow up Cảm ơn

Bước này tương tự như gửi email thư cảm ơn sau phỏng vấn. Đây chính là bước đầu tiên để tạo ấn tượng tốt với NTD. Qua email này, ứng viên cần thể hiện sự trân trọng với DN vì đã dành cơ hội tham gia ứng tuyển cho mình, cho thấy sự quan tâm và nghiêm túc đến công việc đang ứng tuyển cũng như mong muốn đậu phỏng vấn để được làm việc tại DN.

Gửi follow up cảm ơn khi nào? - Theo chuyên gia tư vấn việc làm, thời điểm thích hợp nhất để gửi email follow up cảm ơn là không quá 12h tính từ lúc hoàn thành buổi phỏng vấn. Chẳng hạn: nếu cuộc phỏng vấn diễn ra vào buổi sáng thì nên gửi email follow up cảm ơn vào buổi chiều cùng ngày, còn nếu cuộc phỏng vấn diễn ra vào buổi chiều thì nên gửi follow up cảm ơn vào buổi sáng của ngày hôm sau.

+ Follow up nhấn mạnh và bổ sung thông tin

Nếu phát hiện hồ sơ xin việc bị thiếu một vài thông tin quan trọng, hay cảm thấy không hài lòng về sự thể hiện của mình trong buổi phỏng vấn thì một email follow up tiếp theo sẽ giúp khắc phục vấn đề. Thành thật với NTD rồi gửi kèm email những thông tin bổ sung, tài liệu, bằng cấp, chứng chỉ cho thấy trình độ và kinh nghiệm, thành tích nổi bật phù hợp với công việc ứng tuyển. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào đó khi phỏng vấn chưa trả lời được và hẹn sẽ tìm hiểu và trả lời sau thì email follow up này cũng nên đưa đáp án liên quan và chính xác vào. Bên cạnh đó, đừng quên dành vài dòng ngắn gọn nhấn mạnh lại điểm mạnh của mình nhé. Email bổ sung thông tin cần gửi trong vòng 24h sau phỏng vấn, khoảng thời gian đảm bảo NTD vẫn còn ấn tượng về ứng viên.

gửi email follow up đến ntd để tăng cơ hội ứng tuyển

Follow up email đến NTD để gây ấn tượng, tăng cơ hội ứng tuyển thành công

+ Follow up phá vỡ sự im lặng

Thường thì NTD sẽ hẹn báo kết quả cho ứng viên sau này. Tuy nhiên, không phải ai họ cũng gửi phản hồi. Có thể bạn đã bị loại hoặc NTD quá bận hay email xót. Đừng im lặng chấp nhận số phận. Hãy phá vỡ sự im lặng đó bằng cách gửi email follow up tiếp theo để tìm kiếm đáp án. Email này cần lịch sự, nội dung ngắn gọn, thể hiện sự quan tâm đến công việc và trông chờ phản hồi chính xác từ NTD về kết quả phỏng vấn. Email phản hồi lại từ DN cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu nhờ email follow up này mà nhận được thư mời nhận việc thì quá tốt, bằng không, dù không đậu nhưng sẽ biết được lý do bị loại, điểm hạn chế chưa gây ấn tượng để khắc phục cho lần phỏng vấn tìm việc sau.

+ Follow up cảm ơn lần nữa

Kể cả đậu hay không đậu phỏng vấn, hãy kiên trì gửi email follow up thứ 4: Cảm ơn một lần nữa đến NTD vì đã dành thời gian và cơ hội cho bạn. Trường hợp bị loại, email cảm ơn này không hề bị thừa, bởi bạn một lần nữa thể hiện sự nghiêm túc và mong muốn được làm việc tại DN. Bạn ghi điểm và tạo ấn tượng đến họ để biết đâu, họ cho bạn lời khuyên chân thành về những gì cần cải thiện để phỏng vấn đạt kết quả cao hơn, đồng thời ghi nhớ bạn lâu hơn để liên hệ mời phỏng vấn khi có công việc phù hợp hơn.

Tìm việc là cả một quá trình. Ứng viên chuyên nghiệp không phải cứ tham gia phỏng vấn là xong, follow up email đến NTD như hướng dẫn trên đây mang lại nhiều kết quả tích cực.

Ms. Công nhân

4.7 (967 đánh giá)
Thư cảm ơn sau phỏng vấn xưa rồi, gửi ngay 4 email này để tăng cơ hội tìm việc! Thư cảm ơn sau phỏng vấn xưa rồi, gửi ngay 4 email này để tăng cơ hội tìm việc!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phân biệt nhanh 07 cặp biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật

Phân biệt nhanh 07 cặp biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật

Nhiều bác tài nói chung, nhất là xế trẻ mới học luật đôi khi bị nhầm lẫn quy định trên các biển báo giao thông dẫn đến vi phạm luật và phải chịu phạt...

13.05.2024 159

Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng và 5 điều cần biết

Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng và 5 điều cần biết

Các công trình xây dựng quy mô, sau khi hoàn thành luôn cần lập và ký biên bản nghiệm thu tương ứng. Vậy có những loại biên bản nghiệm thu công trình...

10.05.2024 105

Danh sách các trường – trung tâm đào tạo ngành Cơ điện tử

Danh sách các trường – trung tâm đào tạo ngành Cơ điện tử

Bạn mong muốn trở thành kỹ sư cơ điện tử, kỹ sư R&D, chuyên viên tư vấn hay lập trình viên và đang tìm kiếm một môi trường đào tạo phù hợp? Vieclamnha...

09.05.2024 33510

Cơ điện tử là gì? Tất tần tật thông tin hữu ích cần biết trước khi chọn ngành - chọn trường cơ điện tử

Cơ điện tử là gì? Tất tần tật thông tin hữu ích cần biết trước khi chọn ngà...

Trong tiến trình phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, ngành cơ điện tử đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vì vậy, cơ điện tử luôn là một ngành học...

08.05.2024 10183