Quay lại công ty cũ làm việc, bạn cần cân nhắc điều gì?

24.02.2023 3726 doantrangbc

Quay trở lại làm việc tại công ty cũ tưởng chừng là một việc bình thường nhưng lại là một quyết định không hề dễ dàng và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Quay lại công ty cũ làm việc, bạn cần cân nhắc điều gì?

Những vấn đề cần cân nhắc trước khi quyết định quay lại công ty cũ

Trước khi quyết định có nên quay lại công ty cũ làm việc hay không, bạn cần phải giải đáp được những câu hỏi sau đây:

  • Quy định công ty có cho phép bạn quay trở lại?

Không có gì chắc chắn rằng công ty sẽ dễ dàng nhận một nhân viên cũ quay trở lại làm việc, dù họ có xuất sắc đến mức nào. Vì bất kỳ nhân sự nào cũng sẽ có sự cân nhắc về việc sau khi trở lại bạn, liệu bạn có ra đi hay không? Hoặc họ cũng mong muốn tìm một nhân sự mới thay vì “quay lại với người cũ”.  Ngoài ra, nhiều công ty có quy định về việc không tuyển dụng lại những nhân viên cũ quay trở lại làm việc dù ở vị trí khác. Do đó bạn cần tìm hiểu kỹ càng chính sách của công ty, trừ trường hợp bạn nhận được lời mời trở lại làm việc  từ chính sếp cũ.

  • Lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ là gì? 

Đâu là nguyên nhân khiến bạn xin nghỉ việc ở công ty cũ? Bạn rời đi là do môi trường làm việc áp lực, chế độ không tốt, xích mích với đồng nghiệp, hay một nguyên nhân nào khác? Và liệu bây giờ những lý do đó còn tồn tại hay không? Bạn cần phải cân nhắc thật cẩn thận để không mắc phải những sai lầm cũ. Ngoài ra, bạn cũng cần nhớ lại bản thân đã trình bày những lý do nào với cấp trên, quản lý để xin nghỉ việc. Nếu bạn đã thẳng thắn và thành thật thì dĩ nhiên sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc thuyết phục rằng những nguyên nhân kia bây giờ không còn là vấn đề nữa. 

  • Vì đâu bạn muốn quay lại với công ty cũ làm việc? 

Vì bạn không tìm được việc làm mới hay vì bạn đang cần tiền để chi trả cho cuộc sống? Hoặc bạn cảm thấy môi trường công ty cũ đã thay đổi và phù hợp hơn với định hướng sau này của bản thân? Đâu là nguyên do bạn muốn quay lại với công ty cũ? Nếu bạn chỉ có suy nghĩ quay lại trong một thời gian ngắn để chờ đợi công việc mới tốt hơn hết hãy xem xét những lựa chọn khác. Việc dạo chơi và không nghiêm túc trong công việc sẽ khiến bạn làm mất lòng tin ở các đồng nghiệp và cấp trên của mình. 

Hãy chuẩn bị câu trả lời cho câu hỏi này thật kỹ vì chắc chắn cấp trên sẽ hỏi điều này khi phỏng vấn bạn trở lại làm việc.

  • Thái độ của bạn khi rời công ty cũ như thế nào? 

Thái độ khi nghỉ việc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cách nhìn của đồng nghiệp, cấp trên cũ dành cho bạn. Có nhiều người sau khi xác định nghỉ việc thường có tâm lý chán nản,thiếu tập trung trong công việc, không tuân thủ quy định của công ty. Đây là một điều tối kỵ bạn cần tránh mắc phải. Việc bị đánh giá không chuyên cần, thiếu chuyên nghiệp trong những ngày cuối cùng ở công ty chắc chắn rằng cơ hội  được quay lại của bạn sẽ rất thấp. 

  • Mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp cũ trước đây như thế nào?

Ngoài thái độ làm việc chuyên nghiệp, việc giữ gìn các mối quan hệ với đồng nghiệp cũ cũng vô cùng quan trọng. Sẽ rất may mắn nếu bạn còn giữ các mối quan hệ với sếp hay đồng nghiệp trong công ty. Bởi họ sẽ hiểu và đồng cảm với hoàn cảnh của bạn hơn đồng thời gợi ý những thông tin tuyển dụng hữu ích cho công việc tương lai sau này của bạn. 

  • Lý do bạn nghỉ việc ở công ty gần đây nhất là gì?

Câu hỏi này giúp bạn xác định được mục tiêu trong công việc tiếp theo của mình. Hơn nữa, công ty cũ của bạn cũng sẽ quan tâm đến vấn đề này khi bạn quay lại làm việc cho họ. Nếu bạn chỉ vừa mới làm ở công ty mới mà có ý định quay lại công ty cũ ngay, hãy thận trọng trong quyết định. Vì có thể bạn đang rơi vào tình trạng “đứng núi này trông núi nọ”. Hãy xem xét công việc mới có thực sự không phù hợp hay bạn chỉ đang cảm thấy căng thẳng ở giai đoạn đầu vì có nhiều thứ chưa biết, và cân nhắc bạn đã thực sự sẵn sàng để nghỉ việc.

Quay lại công ty cũ làm việc, bạn cần cân nhắc điều gì?

Nên làm gì để có thể quay lại công ty cũ thuận lợi?

Nếu sau khi cân nhắc suy nghĩ bạn quyết định quay trở lại công ty cũ làm thì những  lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn có chặng đường mới suôn sẻ và thuận lợi hơn.

  • Thể hiện sự chân thành và mong muốn gắn bó với công ty

Trong quá trình phỏng vấn, bạn hãy thể hiện sự chân thành và mong muốn gắn bó với công ty. Hãy chứng minh cho công ty thấy dù có ra đi rồi quay lại, bạn sẽ luôn làm việc bằng cả đam mê, nhiệt huyết và thực sự muốn được quay lại làm việc. Thậm chí dù có khả năng tìm được công việc ở công ty mới nhưng bạn vẫn muốn quay lại  cống hiến cho công ty.

  • Thể hiện sự chuyên nghiệp và sự tiến bộ trong năng lực 

Điều quan trọng nhất khi đi làm chính là kết quả công việc. Do đó, trước những nghi ngờ, dèm pha về chuyện bạn quay lại công ty cũ, hãy cứ bình tĩnh, thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc, tự tin thể hiện năng lực cá nhân, đóng góp công sức cho tập thể và có tinh thần trách nhiệm. Đây sẽ là lời khẳng định mạnh mẽ nhất về quyết định quay lại công ty cũ của bạn và chứng minh cho đồng nghiệp và cấp trên thấy rằng việc bạn quay lại công ty là hoàn toàn xứng đáng và đúng đắn.

  • Khiêm tốn và coi mình là người mới

Dù đúng là bạn đã từng làm việc tại đây, am hiểu quy trình công việc, cách sắp xếp đội nhóm cũng như quen với sếp và đồng nghiệp cũ, song để bắt đầu chặng đường mới tại công ty, bạn nên khiêm tốn và coi bản thân là một nhân viên mới với tinh thần ham học hỏi, không tỏ ra mình biết tuốt. Đặc biệt không nên quá vô tư trò chuyện, đặc biệt là những câu chuyện cũ với đồng nghiệp quen biết.

Làm việc lâu năm tại công ty, công nhân nhận về quyền lợi gì? 

Ms. Công nhân

4.7 (657 đánh giá)
Quay lại công ty cũ làm việc, bạn cần cân nhắc điều gì? Quay lại công ty cũ làm việc, bạn cần cân nhắc điều gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phân biệt nhanh 07 cặp biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật

Phân biệt nhanh 07 cặp biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật

Nhiều bác tài nói chung, nhất là xế trẻ mới học luật đôi khi bị nhầm lẫn quy định trên các biển báo giao thông dẫn đến vi phạm luật và phải chịu phạt...

13.05.2024 159

Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng và 5 điều cần biết

Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng và 5 điều cần biết

Các công trình xây dựng quy mô, sau khi hoàn thành luôn cần lập và ký biên bản nghiệm thu tương ứng. Vậy có những loại biên bản nghiệm thu công trình...

10.05.2024 105

Danh sách các trường – trung tâm đào tạo ngành Cơ điện tử

Danh sách các trường – trung tâm đào tạo ngành Cơ điện tử

Bạn mong muốn trở thành kỹ sư cơ điện tử, kỹ sư R&D, chuyên viên tư vấn hay lập trình viên và đang tìm kiếm một môi trường đào tạo phù hợp? Vieclamnha...

09.05.2024 33510

Cơ điện tử là gì? Tất tần tật thông tin hữu ích cần biết trước khi chọn ngành - chọn trường cơ điện tử

Cơ điện tử là gì? Tất tần tật thông tin hữu ích cần biết trước khi chọn ngà...

Trong tiến trình phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, ngành cơ điện tử đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vì vậy, cơ điện tử luôn là một ngành học...

08.05.2024 10183