Phiên dịch viên nên dịch tên riêng như thế nào?

14.11.2018 3465 hongthuy95

Bạn là phiên dịch viên mới vào nghề và lúng túng mỗi khi nghe diễn giả giới thiệu hay đề cập đến tên riêng? Lúc đó, bạn áp dụng dịch sang ngôn ngữ đích như thế nào để đảm bảo hợp lý? Bạn hoang mang nên dịch hay giữ nguyên tên riêng ở ngôn ngữ nguồn? Nếu vẫn còn lăn tăn về những thắc mắc này, tham khảo ngay bài viết dưới đây của Tuyencongnhan.vn để tìm câu trả lời hợp lý nhất

 

phiên dịch viên nên dịch tên riêng như thế nào
Phiên dịch viên nên dịch tên riêng như thế nào?

Các loại tên riêng thường gặp

Không chỉ dừng lại ở tên riêng chỉ người, hiện có đến 5 loại hình tên riêng mà các PDV có thể gặp phải trong các buổi phiên dịch. Đó là:

  • Tên riêng chỉ người, con vật, đồ vật… - Proper names
  • Tên gọi các thiết chế lịch sử - Historical institutional terms
  • Tên gọi các tổ chức quốc tế - International institutional terms
  • Tên gọi các thiết chế của một quốc gia - National institutional terms
  • Tên gọi của một sự kiện, hiện tượng văn hóa - Cultural terms

Dịch tên riêng như thế nào cho hợp lý?

- Đối với tên riêng chỉ người

Mỗi nước, tương ứng với từng tên riêng sẽ có một đặc thù riêng và theo nguyên tắc, đây là những yếu tố không thể dịch được hoặc không nên dịch nhằm tránh làm sai lệch một phần hoặc toàn bộ ý nghĩa của lời nói ở ngôn ngữ đích. Chẳng hạn, khi diễn giả giới thiệu đại biểu là Mr. Home thì phiên dịch viên không thể dịch lại thành ông Nhà được, làm gì có ông Home nào là ông Nhà bao giờ…

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, tên riêng là tên các nhân vật trong các truyện cổ tích, truyện dân gian vẫn nên được dịch sang ngôn ngữ nguồn để tạo sự hài hòa và đồng điệu cho bài dịch. Chẳng hạn, nếu Việt Nam có Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng Bạch Tuyết thì ở Anh lại tương ứng có The Red Riding Hood, Snow White…

 

phiên dịch viên nên dịch tên riêng như thế nào
Thông thường, tên riêng chỉ người là yếu tố không thể dịch được hoặc không nên dịch

 

- Đối với tên riêng chỉ quốc gia

Đó là những tên riêng mang hàm ý văn hóa của một nước, những tên riêng này là yếu tố không nên dịch. Tuy nhiên, có một số trường hợp, từ/ cụm từ chỉ quốc gia đó đã có sự chuyển dịch từ lâu đời và trở thành một tên quen thuộc trong cộng đồng ngôn ngữ đích thì việc dịch sang ngôn ngữ này cũng hoàn toàn nên và có thể chấp nhận được.

Chẳng hạn: trong tiếng Việt có một số tên riêng về các quốc gia ở châu Âu và được phiên âm theo tiếng Hán - Việt từ lâu như Ý (chỉ Italy), Luân Đôn (chỉ London). Ngoài ra, một số tên riêng khác tuy người Việt quen dùng nhưng người bản xứ trong quan hệ ngoại giao lại không vừa ý, đòi hỏi PDV cho nguyên thủ quốc gia không nên dùng như chọn Ôxtrâylia thay vì Úc, Mê Hi Cô thay vì Mếch Xi Cô, Ít-ta-lia thay vì Ý…

- Đối với tên các nhân vật lịch sử

Với tên các nhân vật lịch sử của một nước, nếu tên đó chứa một bộ phận tên thể hiện một chức năng hay một hiện tượng, một hình ảnh tôn vinh… thì có thể dịch nhằm mang đến cho ngôn ngữ đích lời dịch hài hòa và dễ hiểu, dễ hình dung hơn. Chẳng hạn, ta thường gọi Richard, the Lion Heart là Richard Sư tử Tâm.

Trường hợp gặp phải những tên lạ, nhất là tên người khiến PDV không thể biết được cách viết những tên đó như thế nào, hãy ghi chép lại, nhưng đừng quan tâm đến chữ viết, ghi lại theo kiểu phiên âm, nghĩa là nghe như thế nào thì ghi lại như thế ấy.

 

phiên dịch viên nên dịch tên riêng như thế nào
Nếu không biết cách viết, hãy ghi lại theo kiểu phiên âm - nghe sao ghi lại vậy

- Đối với tên một số tổ chức quốc tế

Thông thường, tên một số tổ chức quốc tế sẽ được dịch ra ngôn ngữ đích và trở thành một tên riêng trong hệ thống ngôn ngữ đích. Tuy nhiên, nếu trường hợp sử dụng tên viết tắt thì vẫn dùng ngôn ngữ đích; không nên dịch ra ngôn ngữ nguồn rồi dùng cách viết tắt của ngôn ngữ nguồn.

Chẳng hạn: World Bank dịch sang tiếng Việt nghĩa là tổ chức Ngân hàng thế giới; tuy nhiên, khi dùng tên viết tắt thì phải là WB chứ không phải là NHTG – Hoặc International Monetary Fund dịch là Quỹ Tiền tệ quốc tế và từ viết tắt là IMF chứ không phải là QTTQT…

Ngược lại, tên các tổ chức Việt Nam cũng nên dịch ra tiếng Anh và dùng nó như một tên riêng khi thực hiện dịch Việt - Anh. Chẳng hạn: Bộ Xây dựng dịch sang Anh là Ministry of Construction. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là tên viết tắt của những tên riêng dịch ra tiếng Anh sẽ dùng cách viết tắt tiếng Anh (đối ngược với trường hợp dịch Anh - Việt), chằng hạn: bộ xây dựng là MOC

- Đối với tên thiết chế của một tổ chức

Trường hợp tên thiết chế kèm theo một tên riêng cụ thể thì chỉ dịch tên chức năng còn giữ nguyên tên riêng. Ví dụ: trường tiểu học Lý Tự Trọng thì dịch là Lý Tự Trong Primary school.

Nguyên tắc chung khi dịch tên riêng

  • Về nguyên tắc, thông thường, tất cả mọi tên riêng đều không thể dịch được hoặc không nên dịch; trừ một số trường hợp đặc biệt và ngoại lệ như trên
  • Khi không thể biết được cách viết của tên riêng vừa nghe, hãy áp dụng kỹ thuật phiên âm (transcription), nghĩa là nghe như thế nào thì ghi âm lại như thế ấy; cách này giúp PDV dịch sang ngôn ngữ đích đảm bảo nhắc lại gần sát nhất có thể với cách phát âm của ngôn ngữ nguồn
  • Để đảm bảo chất lượng bản dịch, PDV cần có cái tai ngữ âm nhạy bén, sẵn sàng bắt và nhớ âm

 

phiên dịch viên nên dịch tên riêng như thế nào
PDV cần có cái tai ngữ âm nhạy bén và phản xạ linh hoạt khi phiên dịch

 

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ là câu trả lời hợp lý cho thắc mắc “phiên dịch viên dịch tên riêng như thế nào?”; từ đó, cung cấp cho PDV mới vào nghề hay ứng viên tìm việc phiên dịch kiến thức hữu ích về ngành nghề phiên dịch, lưu ý những trường hợp đặc biệt để chuyển đổi chính xác, giúp mang đến bản dịch chuẩn cho khách hàng.

Ms. Công nhân

4.0 (660 đánh giá)
Phiên dịch viên nên dịch tên riêng như thế nào? Phiên dịch viên nên dịch tên riêng như thế nào?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong máy nghiền

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong...

Nhiều người vẫn còn ám ảnh và bàng hoàng sau khi xem qua clip máy nghiền xi măng chuyển động và gây thương vong cho 10 công nhân của một nhà máy sản x...

24.04.2024 56

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Đối mặt với sự đổi mới liên tục trong công nghệ và sự gia tăng không ngừng về nhu cầu ô tô thông minh và bền vững, nguồn nhân lực trong ngành này đang...

12.04.2024 249

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

30/4 - 1/5 là 1 trong 3 dịp lễ dài ngày có thể có trong năm. Thế nên, nhiều lao động cực kỳ quan tâm đến lịch nghỉ lễ dịp này để lên kế hoạch làm việc...

10.04.2024 319

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Khi được hỏi 1 ngày của anh trôi qua thế nào, anh Thanh, công nhân giày da cho hay chỉ quẩn quanh 3 chuyện: ăn - ngủ - đi làm. “Một phần vì mệt, phần...

09.04.2024 164