Ngậm ngùi tìm kế mưu sinh khi bị doanh nghiệp “vắt chanh bỏ vỏ”

01.08.2018 3280 bientap

Việc doanh nghiệp tìm cách “thải loại” lao động trung niên – công nhân trong độ tuổi từ 35 trở lên giờ đây đã không còn là chuyện hiếm – mà dường như đang trở thành “chuyện thường ngày ở Huyện”. Đằng sau việc làm đầy toan tính ấy của người sử dụng lao động, là sự ngậm ngùi chấp nhận của hàng triệu người lao động bởi giờ đây tuổi tác và sức khỏe là một bất lợi lớn…

Ngậm ngùi tìm kế mưu sinh khi bị doanh nghiệp “vắt chanh bỏ vỏ”

Lực lượng công nhân trung niên bị mất việc làm gì để mưu sinh?

Theo số liệu thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện nay, độ tuổi trung bình của công nhân trong các doanh nghiệp ở mức 31,2 tuổi. Trong đó, với ngành dệt may – da giày là 29,5 tuổi; ngành điện – điện tử là 26,9 tuổi; ngành chế biến – chế tạo là 30,9 tuổi… Điều đáng quan tâm là thời gian làm việc bình quân của công nhân tại một doanh nghiệp chỉ là 6 – 7 năm.

Sở dĩ ghi nhận được thực tế này là do có không ít doanh nghiệp hiện nay áp dụng chiêu thức “vắt chanh bỏ vỏ” – chỉ sử dụng lao động trong độ tuổi có khả năng làm việc tốt, đến khi họ bước đến độ tuổi trung niên – lúc mà khả năng làm việc và sức khỏe đã không còn đảm bảo thì tìm cách thải loại. Các doanh nghiệp thường sẽ không ký tiếp hợp đồng khi công nhân đến tuổi 35 hoặc tìm cách “lách luật” để chấm dứt hợp đồng với mục đích “trút gánh nặng” phải trả lương cao, tránh đóng các khoản phí bảo hiểm xã hội nhiều hơn cho công nhân có thâm niên nghề cao so với lực lượng lao động mới, trẻ tuổi…

Ngậm ngùi tìm kế mưu sinh khi bị doanh nghiệp “vắt chanh bỏ vỏ”

Số phận của những công nhân đến độ tuổi trung niên rồi chẳng khác gì một “miếng vỏ chanh” bị vắt kiệt nước

Vậy vấn đề đặt ra là lực lượng lao động trung niên này rồi sẽ làm gì để mưu sinh khi đã quá tuổi được tuyển dụng nhưng lại chưa đến tuổi để nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội?

Thôi thì bươn chải đủ đường…

Trong bối cảnh mà nhiều doanh nghiệp chỉ ưu tiên tuyển dụng lao động dưới 35 tuổi, nhiều công nhân trong độ tuổi trung niên sau khi bị mất việc làm rất khó để tìm được việc làm mới nên phải bươn chải đủ đường để mưu sinh… Người thì kiếm chiếc xe đẩy bán đồ ăn sáng vỉa hè, người thì làm tạp vụ, người làm phụ bếp quán ăn – quán nhậu…, số khác thì “lên đồ nghề” đi thu mua phế liệu.

Ngậm ngùi tìm kế mưu sinh khi bị doanh nghiệp “vắt chanh bỏ vỏ”

Sau khi mất việc, người lao động phải bươn chải nhiều nghề khác nhau để có thu nhập

“Việc buôn bán không đến nỗi khổ hơn hồi làm công nhân, nhưng phải chấp nhận chuyện thức khuya – dậy sớm; tuy nhiên thu nhập cũng bấp bênh vì còn phụ thuộc vào thời tiết như thế nào, hễ đã chuẩn bị đầy đủ mà trời mưa to là coi như lỗ” – chia sẻ của một lao động chuyển sang buôn bán vỉa hè sau khi mất việc.

Có việc làm thì cũng… chông chênh

Nhiều lao động trung niên khác sau khi mất việc đành chuyển sang làm việc cho những cơ sở sản xuất gia công nhỏ lẻ, theo dạng công nhật, thời vụ – không có hợp đồng lao động hay bất kỳ phụ cấp, thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội nào.

Tháng 6/2018, một công ty giày hoạt động trên địa bàn phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TP.HCM giải thể 1 chuyền sản xuất khiến hơn 50 công nhân trong độ tuổi trung niên mất việc làm. Chị Thắm (36 tuổi, cư trú ở quận 6) và các công nhân khác đành phải xin vào làm gia công cho một cơ sở sản xuất giày. Nếu như ở doanh nghiệp cũ, các công nhân này được ký hợp đồng lao động, được đóng bảo hiểm xã hội thì giờ đây họ chỉ “làm ra sản phẩm bao nhiêu, hưởng bấy nhiêu”. Trong các doanh nghiệp sản xuất giày, vì đa phần công nhân chỉ làm việc theo công đoạn, ít có công nhân nào thành thạo được quy trình sản xuất hoàn chỉnh một đôi giày nên khi về làm việc cho các xưởng gia công rất khó cho những người lao động này có thể may được một đôi giày hoàn chỉnh để được trả lương cao.

Công nhân đến độ tuổi trung niên thường "túc trực" ở sàn giao dịch để mong tìm được việc làm

Vì không bị gì ràng buộc với người sử dụng lao động, thêm vào đó là hoạt động sản xuất - kinh doanh của các cơ sở sản xuất gia công nhỏ lẻ còn phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của thị trường, cho nên người lao động hoàn toàn có thể lại bị mất việc bất kỳ lúc nào. Và thế là số phận của những “mảnh vỏ chanh bị vắt kiệt nước” rồi cũng chẳng biết về đâu…

Ms. Công nhân

4.8 (698 đánh giá)
Ngậm ngùi tìm kế mưu sinh khi bị doanh nghiệp “vắt chanh bỏ vỏ” Ngậm ngùi tìm kế mưu sinh khi bị doanh nghiệp “vắt chanh bỏ vỏ”

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tôi vui vì đến ngày tôn vinh chị em công nhân

Tôi vui vì đến ngày tôn vinh chị em công nhân

Hằng năm, cứ đến ngày 8-3, công ty X sẽ tổ chức buổi lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ, cũng là ngày tôn vinh những nữ công nhân xuất sắc, vừa đảm việc c...

08.03.2024 177

Chi 7-8 tỷ đồng lì xì công nhân trở lại nhà máy làm việc sau Tết

Chi 7-8 tỷ đồng lì xì công nhân trở lại nhà máy làm việc sau Tết

Như thông lệ, ngày làm việc đầu tiên sau kì nghỉ Tết Nguyên đán, công ty Taekwag Vina đều tổ chức họp mặt và lì xì cho toàn thể người lao động. Năm 20...

16.02.2024 565

Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Nghị định 13/2023/NĐ-CP bảo vệ dữ liệu cá nhân​ Chương I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ NGHỊ ĐỊNH 13/2023/NĐ-CP BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN ♦ Điều 1. Phạm...

17.10.2023 387

PQC là gì? Bản mô tả công việc của PQC trong nhà máy

PQC là gì? Bản mô tả công việc của PQC trong nhà máy

Trong các doanh nghiệp sản xuất, PQC là một vị trí công việc thuộc bộ phận kiểm soát chất lượng. Vậy bạn có biết PQC là gì? Hãy cùng Vieclamnhamay.vn...

21.09.2023 36590