Hướng dẫn quy trình 11 bước xử lý tai nạn lao động cho doanh nghiệp

12.05.2023 789 hongthuy95

Tai nạn lao động là sự cố không mong muốn, xảy đến với NLĐ trong quá trình làm việc. Khi đó, DN nơi NLĐ đang làm việc phải tiếp nhận và xử lý chuẩn xác, theo cả tình và lý để tránh hệ lụy về sau, cũng như đảm bảo quyền lợi chính đáng cho NLĐ. Chi tiết quy trình xử lý TNLĐ thế nào? Cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu nhé!

quy trình xử lý TNLĐ cho doanh nghiệp

Trách nhiệm xử lý TNLĐ của DN ra sao?

Môi trường làm việc nào cũng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn lao động (TNLĐ). Nhẹ thì không nói nhưng nặng đến mức gây thương tật, ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe lao động, thậm chí mất mạng đều hoàn toàn có thể xảy đến. Luật Lao động vì thế mà chi trả chế độ TNLĐ trong các trường hợp cụ thể để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho NLĐ. Tuy nhiên, hơn tất cả, khâu xử lý TNLĐ thuộc trách nhiệm chính của DN, NSDLĐ. Việc làm này không chỉ thể hiện sự tuân thủ quy định của luật trong việc bảo vệ và giải quyết quyền lợi cho NLĐ mà còn thể hiện trách nhiệm và thái độ của DN với NLĐ thuộc đơn vị , tổ chức, cho thấy sự quan tâm sát sao và sẵn sàng hỗ trợ nhân viên khi cần.

Đôi khi, chính những việc làm kịp thời và nhân văn của DN lại khiến NLĐ được an ủi, chấp nhận bỏ qua những sai sót nhỏ không mong muốn; những lao động khác thêm tin yêu và gắn bó lâu dài với DN.

Quy trình xử lý TNLĐ cho DN thế nào?

Sau đây là chi tiết quy trình 11 bước xử lý TNLĐ cho DN:

+ Kịp thời sơ cấp cứu cho NLĐ

Bao gồm việc sơ cứu, cấp cứu cho NLĐ bị TNLĐ trong khi chờ nhân viên y tế đến, trong các trường hợp bị chấn thương đặc thù cần phải xử lý gấp, nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng. Ngoài ra, còn phải tạm ứng chi phí sơ cấp cứu và điều trị.

+ Khai báo thông tin

Việc khai báo thông tin TNLĐ được thực hiện cụ thể như sau:

- Khi xảy ra TNLĐ tại nơi làm việc, NLĐ bị tai nạn hoặc NLĐ biết sự việc phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp, NSDLĐ biết để xử lý

- Trường hợp TNLĐ làm bị thương nặng từ 2 NLĐ trở lên hoặc chết người, NSDLĐ phải tiến hành khai báo nhanh nhất có thể đến Thanh tra Sở LĐ-TB&XH, Cơ quan Công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn (nếu chết người). Có thể khai báo trực tiếp hoặc qua điện thoại, fax, thư điện tử, công điện…

+ Giữ nguyên hiện trường

Cần tuân thủ nguyên tắc:

- Nếu phải sơ cấp cứu cho NLĐ cần ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra làm xáo trộn, thay đổi hiện trường TNLĐ bằng cách: vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim lại hiện trường nếu có thể

- Chỉ được làm thay đổi hoặc xóa bỏ, dọn dẹp hiện trường, mai táng NLĐ (nếu chết người) sau khi đã hoàn thành xong các bước điều tra theo quy định và được cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan đồng ý bằng văn bản

+ Thành lập Đoàn Điều tra TNLĐ cấp cơ sở và tiến hành điều tra

DN, NSDLĐ chỉ phải lập Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở để tiến hành điều tra vụ TNLĐ làm bị thương nhẹ đến nặng 1 NLĐ, sau đó, tiến hành điều tra theo quy định, thời hạn không quá 4 ngày đối với TNLĐ làm bị thương nhẹ NLĐ và không quá 7 ngày đối với TNLĐ làm bị thương nặng 1 NLĐ. Đoàn điều tra TNLĐ phải tiến hành điều tra theo trình tự quy trình như sau:

- Thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu liên quan

- Lấy lời khai của nạn nhân, người biết vụ việc, người có liên quan

- Đề nghị giám định kỹ thuật, giám định pháp y nếu cần

- Phân tích - kết luận về: diễn biến và nguyên nhân tai nạn; kết luận về vụ tai nạn; mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý với NLĐ có lỗi (nếu có); biện pháp khắc phục và phòng ngừa về sau

- Lập biên bản điều tra TNLĐ

- Tổ chức cuộc họp và lập biên bản cuộc họp tương ứng công bố biên bản điều tra TNLĐ

- Gửi biên bản điều tra TNLĐ, biên bản cuộc họp tới nạn nhân hoặc thân nhân NLĐ bị nạn, Thanh tra Sở LĐ-TB&XH trong thời hạn 3 ngày làm việc

*Lưu ý: NSDLĐ phải tạo điều kiện để NLĐ liên quan cung cấp thông tin kịp thời và chính xác đến Đoàn điều tra TNLĐ.

Trường hợp TNLĐ khác, tùy vào mức độ nghiêm trọng của tai nạn sẽ do Sở LĐ-TB&XH phụ trách lập Đoàn điều tra cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH lập Đoàn điều tra cấp trung ương.

+ Thông báo thông tin TNLĐ đến NLĐ

Luật quy định NSDLĐ phải có trách nhiệm thông báo đầy đủ và chính xác thông tin liên quan đến TNLĐ tới không chỉ NLĐ bị nạn mà tất cả NLĐ thuộc đơn vị, tổ chức của mình.

quy trình xử lý TNLĐ cho doanh nghiệp

TNLĐ xảy đến ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng lao động của NLĐ

+ Hoàn thiện hồ sơ TNLĐ và lưu trữ theo quy định

Hồ sơ vụ TNLĐ sẽ bao gồm các bản chính hoặc bản sao các tài liệu sau đây:

- Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có)

- Sơ đồ hiện trường

- Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân

- Biên bản khám nghiệm thương tích/ khám nghiệm tử thi

- Biên bản giám định kỹ thuật, pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có)

- Biên bản lấy lời khai

- Biên bản điều tra TNLĐ

- Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra TNLĐ

- Giấy chứng thương (nếu có)

- Giấy ra viện (nếu có)

Theo quy định, thời gian lưu trữ hồ sơ TNLĐ sẽ là 15 năm đối với vụ TNLĐ làm chết người và đến khi NLĐ bị TNLĐ nghỉ hưu cho các vụ TNLĐ khác.

+ Thanh toán chi phí phục vụ công tác điều tra TNLĐ

Bao gồm các chi phí: dựng lại hiện trường; chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân; trưng cầu giám định; in ấn các tài liệu liên quan; phương tiện đi lại đến và đi từ nơi xảy ra TNLĐ phục vụ cho quá trình điều tra; tổ chức cuộc họp công bố biên bản điều tra TNLĐ.

+ Chi trả bồi thường, trợ cấp cho NLĐ bị TNLĐ

Luật quy định NLĐ bị TNLĐ sẽ được trả đủ tiền lương trong thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động; đồng thời được bồi thường khoản tiền tương ứng với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động được chứng thực.

+ Hướng dẫn, giới thiệu NLĐ giám định sức khỏe

Sau khi vết thương TNLĐ được điều trị ổn định, NSDLĐ có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ, giới thiệu để NLĐ được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động.

+ Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả TNLĐ

Sau tai nạn, NSDLĐ có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do TNLĐ gây ra; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản điều tra TNLĐ; rút kinh nghiệm toàn đơn vị; xử lý NLĐ có lỗi.

+ Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe của NLĐ

Khi NLĐ quay trở lại làm việc sau tai nạn, NSDLĐ có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe của NLĐ đó dựa theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

TNLĐ là sự cố không ai muốn. Tuy nhiên, nếu chẳng may gặp phải, cả NLĐ và NSDLĐ phải có trách nhiệm xử lý và khắc phục, đồng thời tiến hành chuẩn bị và hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục để được hưởng chế độ TNLĐ theo quy định, đảm bảo quyền lợi chính đáng.

(Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động

+ Nghị định 39/2016/NĐ-CP)

4.3 (873 đánh giá)
Hướng dẫn quy trình 11 bước xử lý tai nạn lao động cho doanh nghiệp Hướng dẫn quy trình 11 bước xử lý tai nạn lao động cho doanh nghiệp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sổ quản lý lao động và 6 điều Doanh nghiệp cần biết để tránh bị phạt

Sổ quản lý lao động và 6 điều Doanh nghiệp cần biết để tránh bị phạt

Doanh nghiệp (DN) triển khai tuyển dụng và tổ chức sản xuất - kinh doanh theo luật định đều phải tạo sổ quản lý lao động. Vậy sổ quản lý lao động là g...

14.03.2024 243

ESG là gì? Tips tăng chỉ số ESG cho nhà máy, xí nghiệp

ESG là gì? Tips tăng chỉ số ESG cho nhà máy, xí nghiệp

Sản xuất, kinh doanh gắn với sự phát triển bền vững và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm. Nhiều nhà đầu tư cũng dựa vào yếu...

05.03.2024 174

Tại sao phần lớn công nhân trẻ không muốn gắn bó với nhà máy?

Tại sao phần lớn công nhân trẻ không muốn gắn bó với nhà máy?

Việt Nam nổi tiếng có nguồn lao động dồi dào, rẻ, trẻ và khỏe. Các doanh nghiệp từ đó mà dễ dàng trong khâu thu hút và tuyển dụng đối tượng lao động đ...

23.02.2024 421

Tăng lương, duy trì thưởng Tết để giữ lao động dù đơn hàng giảm

Tăng lương, duy trì thưởng Tết để giữ lao động dù đơn hàng giảm

Đó là cam kết của một số công ty trong nỗ lực duy trì sản xuất - giữ chân lao động ở giai đoạn suy thoái kinh tế chung. Được biết, những doanh nghiệp...

18.12.2023 427