Đời sống công nhân: tiếp tục “bài ca” lương tối thiểu vùng

07.08.2017 3047 hongthuy95

Lương tối thiểu luôn là vấn đề gây tranh cãi trong những năm qua. Người lao động cảm thấy chưa thỏa đáng nhưng chủ doanh nghiệp lại kêu than mang ra so sánh với năng suất công việc. Theo dự kiến, hôm nay (7/8) sẽ chốt mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018.

Đời sống công nhân: tiếp tục “bài ca” lương tối thiểu vùng
Ảnh nguồn Internet

 

Vừa qua, Hội đồng Tiền lương Việt Nam đã tổ chức 2 phiên họp họp bàn về quy định tăng lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2018, tuy nhiên vẫn chưa đi đến thống nhất và ra quyết định về chốt mức tăng LTT vùng 2018. Dự kiến ngày 7/8 này sẽ họp bàn lần nữa để đưa ra mức tăng sau cùng. Theo đó, Tổng LĐLĐ VN, người đại diện cho NLĐ đề nghị mức tăng LTT vùng 2018 là 13,3% tức tăng 370.000đ – 450.000đ/tháng trong phiên họp đầu tiên và giảm mức tăng LTT từ 13,3% xuống còn 8% trong phiên họp thứ 2, còn Phòng thương mại và Công nghiệp VN (PTM&CNVN) lại đề xuất không tăng hoặc tăng dưới 5% tức tăng dưới 130.000đ – 180.000đ/tháng trong phiên họp đầu tiên và quyết định giữ mức tăng LTT là 5% trong phiên họp thứ 2.

Tìm hiểu thêm: Ngày 7/8/2017: dự kiến chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2018

Tuyencongnhan.vn luôn trăn trở về đời sống công nhân thông qua những bài viết thể hiện sự đồng cảm. Với mức LTT không thể chi trả hoàn toàn tất cả điều kiện sống của công nhân, NLĐ luôn lắc đầu ngao ngán mỗi khi nghe thấy “bài ca” LTT vùng.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Thủy, công nhân làm việc tại Khu công nghiệp tp. HCM nói rằng thu nhập bình quân của hai vợ chồng chị là 8 triệu/tháng (không tính tăng ca). Số tiền này vẫn không đủ trang trải cho các khoản chi tiêu trong gia đình như: tiền thuê nhà, tiền điện, nước, tiền trẻ, tiền ăn, tiền gửi về quê phụ giúp gia đình,…

Nhiều công nhân cũng cùng chung hoàn cảnh với chị Thủy. Để giải quyết khó khăn thường ngày, hầu như tất cả công nhân đều đăng ký tăng ca. Họ tăng ca không ngừng nghỉ, làm ngày làm đêm nhưng số tiền công nhân nhận được vẫn không được bao nhiêu. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra rất nhiều hậu quả không tốt cho công nhân như sức khỏe suy giảm, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động,…

Theo kết quả một cuộc khảo sát gần đây thống kê được, cho thấy: 32% hộ gia đình công nhân có 2 con nhỏ chi tiêu 9,04 triệu đồng/tháng. Tức là chi phí tối thiểu để nuôi 1 con là 4,52 triệu đồng/tháng; trong khi đó, thu nhập bình quân chỉ là 4,72 triệu đồng/tháng. Vậy, khoản dư nào để công nhân trang trải cuộc sống?

Mỗi chuyên gia, mỗi tổ chức về lao động tiền lương có một quan điểm khác nhau về mức LTT, tiêu biểu nhất là vẫn chưa thống nhất được quan điểm xác định, nhìn nhận các tiêu chí của mức sống tối thiểu giữa Tổng LĐLĐVN và PTM&CNVN, chênh lệch giữa 2 bên vào khoảng 3%.

Đại diện HĐTLQG cho biết, việc xác định LTT đáp ứng mức sống tối thiểu là một mục tiêu. Còn trong thực tế, LTT chỉ được xác định, phù hợp trong 1 khoảng thời gian nhất định, sau khoảng thời gian đó, lại phải tiếp tục tính toán lại nhu cầu xã hội cụ thể trong một thời gian mới. Đồng thời, việc LTT có đáp ứng được mức sống tối thiểu của NLĐ hay không còn phụ thuộc vào nhiều “công cụ” khác tại mỗi doanh nghiệp như: chế độ phúc lợi, chính sách phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng,…

Trong khi đó, đại diện Bộ LĐ-TB-XH lại cho rằng, việc tính LTT có thể dựa vào nguyên tắc cộng – trừ 10% so với mức sống tối thiểu, việc tính mức LTT phải bám sát mức sống tối thiểu thực tế, phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau. Cụ thể, những ngành sử dụng nhiều lao động và dễ bị ảnh hưởng bởi LTT như da giày, dệt may, thủy sản,…rất cần phải đảm bảo LTT đáp ứng mức sống tối thiểu ở mức sát nhất.

Theo ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, mức LTT năm 2017 cơ bản đáp ứng được 93% mức sống tối thiểu. Tuy nhiên, những ngành nghề nêu trên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong đời sống công nhân. Vì vậy, năm 2018, mức tăng LTT thấp nhất sẽ phải là 7%, nếu đã loại trừ yếu tố trượt giá.

LTT không phụ thuộc hoàn toàn vào tốc độ tăng năng suất lao động, tuy nhiên lại ảnh hưởng đến khả năng tăng năng suất lao động. Bởi lẽ, chỉ khi mức LTT đáp ứng vừa đủ (nếu không muốn nói là đáp ứng tốt) các điều kiện sống cơ bản nhất thì NLĐ, đặc biệt là công nhân mới có thể yên tâm tập trung sản xuất, nổ lực tăng năng suất lao động để hoàn thành công việc, cải thiện cuộc sống.

Ms. Công nhân

4.9 (29 đánh giá)
Đời sống công nhân: tiếp tục “bài ca” lương tối thiểu vùng Đời sống công nhân: tiếp tục “bài ca” lương tối thiểu vùng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tôi vui vì đến ngày tôn vinh chị em công nhân

Tôi vui vì đến ngày tôn vinh chị em công nhân

Hằng năm, cứ đến ngày 8-3, công ty X sẽ tổ chức buổi lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ, cũng là ngày tôn vinh những nữ công nhân xuất sắc, vừa đảm việc c...

08.03.2024 188

Chi 7-8 tỷ đồng lì xì công nhân trở lại nhà máy làm việc sau Tết

Chi 7-8 tỷ đồng lì xì công nhân trở lại nhà máy làm việc sau Tết

Như thông lệ, ngày làm việc đầu tiên sau kì nghỉ Tết Nguyên đán, công ty Taekwag Vina đều tổ chức họp mặt và lì xì cho toàn thể người lao động. Năm 20...

16.02.2024 584

Top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam hiện nay

Top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam hiện nay

TP. Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội, TP. Đà Nẵng,… là những thành phố có tên trong danh sách top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam hiện nay. “Bảng xếp hạng”...

20.11.2023 49899

Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Nghị định 13/2023/NĐ-CP bảo vệ dữ liệu cá nhân​ Chương I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ NGHỊ ĐỊNH 13/2023/NĐ-CP BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN ♦ Điều 1. Phạm...

17.10.2023 407