C/O là gì? Và 5 thông tin hữu ích cần biết về C/O

14.10.2022 4709 bientap

C/O được biết đến là một loại chứng từ quan trọng không thể thiếu trong hoạt động xuất nhập khẩu. Bài viết dưới đây, Vieclamnhamay.vn sẽ cũng bạn tìm hiểu C/O là gì? và những thông tin hữu ích cần biết.

C/O là gì?

► C/O là gì?

C/O (Certificate of Origin) là giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp phát để chứng nhận sản phẩm, hàng hóa đó được chính quốc gia, vùng lãnh thổ đó sản xuất ra.

Xem thêm:Chứng chỉ và chứng nhận khác nhau như thế nào?

► C/O có vai trò gì?

 - Ưu đãi thuế quan: việc xác định rõ xuất xứ hàng hóa giúp phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được ưu đãi thuế theo thỏa thuận thương mại được ký kết giữa hai quốc gia.

 - Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: nếu hàng hóa của một nước bị bán phá giá tại thị trường nước khác mà xác định được xuất xứ rõ ràng nhờ C/O sẽ giúp việc áp dụng các biện pháp chống phá và thuế chống trợ giá trở nên khả thi hơn.

 - Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: việc thống kê các số liệu trao đổi thương mại với một nước hoặc một khu vực sẽ dễ dàng hơn nếu xác định được xuất xứ hàng hóa. Trên cơ sở đó mới duy trì được hệ thống hạn ngạch - xúc tiến thương mại.

Để dễ hiểu hơn về vai trò của C/O, bạn hãy xem ví dụ sau:

Việt Nam và Trung Quốc cùng xuất khẩu mặt hàng áo sơ mi vào thị trường Mỹ. Do chủ động được nguồn nguyên liệu và công nghệ sản xuất hiện đại hơn nên chi phí sản xuất ra 1 cái áo của Trung Quốc là 15 USD. Còn Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu, năng suất lao động và công nghệ sản xuất thấp hơn nên giá thành sản xuất ra là 20 USD/ áo.

Theo lý thuyết, khi cả 2 nước cùng xuất khẩu áo vào thị trường Mỹ, để đảm bảo có lãi thì với hàng Trung Quốc, giá nhập khẩu là 25 USD/áo - giá bán đến tay người tiêu dùng là 35 USD/áo và với hàng Việt Nam, giá nhập khẩu là 30 USD/ áo - giá bán đến tay người tiêu dùng là 40 USD/ áo. Nếu là người mua thì tất nhiên đa phần người dân Mỹ sẽ chọn áo có mức giá rẻ hơn, vậy thì hàng hóa từ Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh về giá so với hàng Trung Quốc.

Do vậy, để cân bằng và tăng tính cạnh tranh lành mạnh, chính phủ Mỹ áp dụng mức thuế xuất nhập khẩu khác nhau cho các quốc gia khác nhau xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường nước này. Theo đó, thuế suất với mặt hàng áo sơ mi của Trung Quốc sẽ cao hơn so với thuế suất áp cho hàng Việt Nam, để giá áo bán ra thị trường của 2 nước là ngang nhau.

Với ví dụ trên thì Mỹ đã áp dụng chế độ thuế quan phổ cập GSP - thuế ưu đãi do các nước giàu dành cho nước nghèo như Việt Nam. Doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam muốn hưởng chế độ ưu đãi thuế này khi xuất khẩu thì phải có giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ ở Việt Nam.

C/O là gì?

Cách tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu kế toán cần biết 

► Các loại form C/O hiện nay

 C/O form A

→ Mẫu chứng nhận xuất xứ hàng xuất khẩu sang các nước áp dụng thuế quan phổ cập GSP cho Việt Nam

 C/O form AK

→ Mẫu chứng nhận xuất xứ hàng Việt Nam xuất khẩu sang các nước Asean và Hàn Quốc hoặc ngược lại thuộc diện ưu đãi thuế quan theo hiệp định Asean + 2

 C/O form AJ

→ Mẫu chứng nhận xuất xứ hàng Việt Nam xuất khẩu sang các nước Asean và Nhật Bản hoặc ngược lại thuộc diện ưu đãi thuế quan theo hiệp định Asean + 3

 C/O form D

→ Mẫu chứng nhận xuất xứ hàng Việt Nam xuất khẩu sang các nước trong khu vực Asean được ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT

C/O form E

→ Mẫu chứng nhận xuất xứ hàng Việt Nam xuất khẩu sang các nước Asean và Trung Quốc hoặc ngược lại thuộc diện ưu đãi thuế quan theo hiệp định Asean + 1

C/O form S

→ Mẫu chứng nhận xuất xứ hàng Việt Nam xuất khẩu sang Lào theo hiệp định Việt Nam - Lào được hưởng ưu đãi thuế quan

C/O form GSTP

→ Mẫu chứng nhận xuất xứ hàng Việt Nam xuất khẩu sang các nước tham gia GSTP - hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu

CO form B

→ Mẫu chứng nhận xuất xứ hàng Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước - không ưu đãi

C/O form Peru

→ Mẫu chứng nhận giày dép Việt Nam xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru

C/O form Venezuela

→ Mẫu chứng nhận xuất xứ hàng Việt Nam xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela

C/O form ICO

→ Mẫu chứng nhận xuất xứ hàng Việt Nam cấp cho sản phẩm cà phê được trồng tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới ICO

C/O form Textile (form T)

→ Mẫu chứng nhận xuất xứ hàng Việt Nam cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam - EU

C/O form Mexico (form anexo III)

→ Mẫu chứng nhận xuất xứ hàng Việt Nam cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico


► Cơ quan nào cấp chứng nhận C/O?

   • Phòng Quản lý xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương cấp phát các C/O form D, E, AK, AJ…

   • Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI: cấp C/O form A, B…

   • Ban quản lý Khu công nghiệp - Khu chế xuất được bộ Công Thương ủy quyền


► Hồ sơ đề nghị cấp C/O gồm những gì?

 - Đơn đề nghị cấp C/O: Xem tại đây

 - Mẫu C/O (A, B, AK, AJ, Mexico…: với mỗi lô hàng xuất khẩu doanh nghiệp chỉ được đề nghị cấp 1 loại mẫu C/O (trừ C/O cà phê có thể đề nghị cấp thêm mẫu A hoặc B). C/O được khai gồm 1 bản gốc và ít nhất 2 bản sao - đánh máy đầy đủ bằng tiếng Anh, có dấu đỏ và chữ ký của người đại diện doanh nghiệp.

 - Hóa đơn thương mại (Commerical Invoice): bản gốc do doanh nghiệp phát hành

 - Tờ khai hải quan hàng xuất khẩu: đã hoàn thành thủ tục hải quan (1 bản sao có dấu đỏ - chữ ký hợp lệ của người đại diện doanh nghiệp và dấu “Sao y bản chính”) - trừ các trường hợp xuất khẩu không cần khai báo hải quan theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, tổ chức cấp chứng nhận C/O có thể yêu cầu doanh nghiệp nộp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu:

 - 1 bản gốc Packing List

 - 1 bản sao hợp lệ Vận đơn - Bill of Lading

 - 1 bản sao tờ khai hải quan hàng nhập nếu doanh nghiệp nhập nguyên liệu về từ nước ngoài hoặc hóa đơn giá trị gia tăng nếu doanh nghiệp mua nguyên liệu trong nước

 - Bảng giải trình quy trình sản xuất

 - Các loại giấy tờ khác: Hợp đồng mua bán, giấy phép xuất khẩu, mẫu nguyên phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu…


► Quy trình xin cấp chứng nhận C/O

 - Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân

Với doanh nghiệp lần đầu xin chứng nhận C/O, trước tiên cần chuẩn bị đầy đủ 1 bộ hồ sơ thương nhân gồm: Hồ sơ doanh nghiệp đề nghị cấp C/O, 1 bản sao giấy phép kinh doanh, 1 bản sao giấy đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp.

 - Bước 2: Nếu là doanh nghiệp xin cấp cần đầu thì sau khi nộp hồ sơ đăng ký thương nhân cho tổ chức cấp C/O - cần chuẩn bị bộ hồ sơ cấp C/O với các loại giấy tờ như phần trên. Với doanh nghiệp xin cấp từ lần thứ 2 trở đi, chỉ cần nộp luôn hồ sơ đề nghị cấp C/O.

 - Bước 3: Cán bộ của tổ chức cấp chứng nhận C/O sẽ tiếp nhận - kiểm tra hồ sơ và thông báo 1 trong các trường hợp sau:

 → Chấp nhận cấp C/O và thông báo thời gian được cấp

 → Đề nghị bổ sung loại chứng từ còn thiếu

 → Đề nghị kiểm tra lại thông tin chứng từ

 → Từ chối cấp C/O và cho biết lý do

 - Bước 4: Trả giấy chứng nhận xuất xứ C/O cho doanh nghiệp khi đến hạn

C/O là gì
Mẫu giấy chứng nhận C/O

Theo quy định, trong vòng 3 ngày làm việc kể từ thời điểm nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ, tổ chức cấp C/O sẽ trả giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa cho doanh nghiệp xin cấp. Tuy nhiên, nếu khối lượng công việc nhiều thì thời hạn thực tế có thể kéo dài thêm vài ngày. Do đó, doanh nghiệp muốn xin cấp C/O để xuất khẩu hàng hóa cần chuẩn bị hồ sơ càng sớm càng tốt.

Xem thêm: ​ISO là gì? Bạn biết gì về tiêu chuẩn ISO 

Ms. Công nhân

4.6 (66 đánh giá)
C/O là gì? Và 5 thông tin hữu ích cần biết về C/O C/O là gì? Và 5 thông tin hữu ích cần biết về C/O

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tôi vui vì đến ngày tôn vinh chị em công nhân

Tôi vui vì đến ngày tôn vinh chị em công nhân

Hằng năm, cứ đến ngày 8-3, công ty X sẽ tổ chức buổi lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ, cũng là ngày tôn vinh những nữ công nhân xuất sắc, vừa đảm việc c...

08.03.2024 199

Chi 7-8 tỷ đồng lì xì công nhân trở lại nhà máy làm việc sau Tết

Chi 7-8 tỷ đồng lì xì công nhân trở lại nhà máy làm việc sau Tết

Như thông lệ, ngày làm việc đầu tiên sau kì nghỉ Tết Nguyên đán, công ty Taekwag Vina đều tổ chức họp mặt và lì xì cho toàn thể người lao động. Năm 20...

16.02.2024 601

Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Nghị định 13/2023/NĐ-CP bảo vệ dữ liệu cá nhân​ Chương I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ NGHỊ ĐỊNH 13/2023/NĐ-CP BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN ♦ Điều 1. Phạm...

17.10.2023 419

PQC là gì? Bản mô tả công việc của PQC trong nhà máy

PQC là gì? Bản mô tả công việc của PQC trong nhà máy

Trong các doanh nghiệp sản xuất, PQC là một vị trí công việc thuộc bộ phận kiểm soát chất lượng. Vậy bạn có biết PQC là gì? Hãy cùng Vieclamnhamay.vn...

21.09.2023 36648