9 Lưu ý sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung cần biết để học hiệu quả hơn

18.12.2018 2037 hongthuy95

Tiếng Trung là một trong những ngôn ngữ được nhiều sinh viên lựa chọn theo học với mong muốn trở thành những phiên dịch viên trong tương lai. Việc ngày càng nhiều các tin tuyển dụng phiên dịch viên tiếng Trung càng tạo động lực để bạn trẻ quyết định lựa chọn và “dấn thân” vào nghề phiên dịch. Nhưng, học như thế nào là hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây của Tuyencongnhan.vn nếu chưa tìm được phương pháp phù hợp

9 lưu ý sinh viên ngành ngôn ngữ trung cần biết để học hiệu quả hơn
Sinh viên ngành ngôn ngữ Trung cần lưu ý những gì để học hiệu quả hơn?

 

Mỗi ngôn ngữ sẽ có những nét đặc thù riêng, đồng nghĩa sẽ có những cách học riêng tương ứng phù hợp. Với tiếng Trung, đọc - viết là 2 kỹ năng khó nhất với “người ngoại đạo”. Để học hiệu quả, dưới đây là một số phương pháp và lộ trình học được các giảng viên, chuyên gia và phiên dịch viên tiếng Trung lành nghề chia sẻ:

- Tập phát âm chuẩn

Hãy chú ý lắng nghe thật kỹ và chính xác cách phát âm của giảng viên và làm theo, đến khi nào phát âm chuẩn mới thôi. Ở nhà, hãy luyện phát âm bằng các website, phần mềm học tiếng Trung online trên mạng. Việc phát âm chuẩn là vô cùng quan trọng cho quá trình học tiếng Trung nói chung và học tiếng Trung làm phiên dịch viên nói riêng; nó không chỉ hỗ trợ rất tốt cho kỹ năng nghe - nói, mà còn giúp bạn tự tin hơn khi nói, mang lại bản dịch chuẩn nhất để người nghe hiểu đúng từ - nghĩa cần hiểu.

- Học thuộc 214 bộ thủ

Muốn viết được chữ Hán, sinh viên ngành ngôn ngữ Trung cần học thuộc 214 bộ thủ là những nét cơ bản nhất để cấu tạo nên chữ Hán, được ghép lại với nhau theo quy ước để có được các chữ Hán khác phức tạp hơn. Việc học thuộc bộ thủ giúp sinh viên nắm được kết cấu viết từ, nhớ từ tốt hơn; từ đó hỗ trợ rất tốt cho việc phân biệt từ vựng, đoán cách phát âm, nghĩa…

- Học từ vựng

Bên cạnh việc học từ vựng tiếng Trung từ giáo trình, sinh viên có thể học theo chủ đề, chủ điểm điển hình thông qua các video, học qua phim, đọc tin tức… Để ghi nhớ từ vựng tốt, bạn không những phải nắm chắc các quy tắc học, mà còn biết tự hình dung thông qua các hình ảnh sinh động, gán ghép vào các tình huống cụ thể, chiết tự, tập viết nhiều và đối chiếu, liên hệ giữa các từ có sự tương đồng/ khác biệt (về bộ thủ, cách đọc, ý nghĩa)

9 lưu ý sinh viên ngành ngôn ngữ trung cần biết để học hiệu quả hơn
Sinh viên cần tích lũy càng nhiều từ/ cụm từ vựng càng tốt để sử dụng trong công việc, giao tiếp

- Học ngữ pháp

Ngữ pháp tiếng Trung thường xoay quanh cấu trúc S + V + O, ba trợ từ kết cấu “de” (的、得、地), câu chữ “把”、 “被”. Khi học, sinh viên cần phân biệt được từ đó là loại từ gì (danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, lượng từ…) để xác định chức năng ngữ pháp mà nó thể hiện trong câu – trình tự sắp xếp các loại từ trong câu, trong cụm từ - luyện các mẫu câu tiếng Trung cơ bản, thường gặp – học càng nhiều càng tốt các trợ từ, trạng từ, liên từ để nói tiếng Trung lưu loát hơn.

- Học viết

Những sinh viên mới bắt đầu học tiếng Trung cần sắm cho mình vài cuốn vở loại có ô ly (để dễ phân chia bố cục chữ) - bút chì, gôm tẩy (để dễ tẩy xóa) hoặc bút mực dạng nước màu đen (để làm nổi chữ Hán, trông đẹp hơn).

- Đọc hiểu

Hãy bắt đầu rèn kỹ năng đọc hiểu bằng các bài đọc ngắn, bài đọc mang tính khẩu ngữ, các mẫu truyện ngắn, truyện cười… Khi đọc cần chú ý các từ mới, mẫu câu mới, cụm từ nối, trạng từ và đối chiếu với những gì đã học để sửa sai tại chỗ (nếu có) – đọc lớn, tập đọc lưu loạt rồi mới đọc hiểu, rồi đến đọc nhanh, và học từ vựng, tập nói bằng cách nói lại nội dung bài đọc.

9 lưu ý sinh viên ngành ngôn ngữ trung cần biết để học hiệu quả hơn
Luyện kỹ năng đọc hiểu qua các bài đọc ngắn trên bản tin, đọc tin tức qua báo...

- Luyện nghe

Hãy bắt đầu bằng các bài nghe tiếng Trung cơ bản nhất, nghe phân biệt cách phát âm thanh mẫu – nghe viết lại cách phát âm từ vựng – nghe các câu đơn giản – nghe các bài đàm thoại cơ bản – nghe nhạc, nghe bài học – nghe các bài phiên dịch (tư liệu). Hãy chia việc nghe thành 2 loại: nghe chủ động (chú tâm, nghe, ghi chép và phân biệt cách đọc, cách nói, nghe hiểu) và nghe bị động (nghe nhạc, xem phim, nghe bản tin, nghe khi chơi game, khi đang làm việc…

- Luyện nói

Chỉ bắt đầu luyện nói sau khi đã tích lũy được số lượng từ vựng cần thiết, nắm chắc ngữ pháp, hình thành tư duy ngôn ngữ và khả năng phản xạ linh hoạt. Tập nói những mẫu câu đơn giản, diễn đạt theo nội dung bài học, nói qua khẩu ngữ - xem những video giao tiếp và thực tập theo, học cách phát âm, ngữ điệu, cách nhấn nhá… - luyện tập cùng một người nữa (có thể trực tiếp hoặc qua online) để tăng khả năng tương tác và tránh bị cảm giác nhàm chán khi nói.

- Một số lưu ý khác

- Hạn chế tối đa việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong quá trình học – tận dụng mọi cơ hội để được nói và viết bằng tiếng Trung

- Tiếng Trung không dễ học, do đó, người học cần kiên trì và nỗ lực, phải tiến dần từng bước một, không nóng vội hay đốt cháy giai đoạn – muốn học tiếng Trung thương mại, tiếng Trung chuyên ngành, sinh viên (người phiên dịch) cần học tốt tiếng Trung cơ bản.

9 lưu ý sinh viên ngành ngôn ngữ trung cần biết để học hiệu quả hơn
Muốn học tiếng Trung phiên dịch, sinh viên cần học tốt tiếng Trung cơ bản

Ms. Công nhân

4.0 (910 đánh giá)
9 Lưu ý sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung cần biết để học hiệu quả hơn 9 Lưu ý sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung cần biết để học hiệu quả hơn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong máy nghiền

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong...

Nhiều người vẫn còn ám ảnh và bàng hoàng sau khi xem qua clip máy nghiền xi măng chuyển động và gây thương vong cho 10 công nhân của một nhà máy sản x...

24.04.2024 56

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Đối mặt với sự đổi mới liên tục trong công nghệ và sự gia tăng không ngừng về nhu cầu ô tô thông minh và bền vững, nguồn nhân lực trong ngành này đang...

12.04.2024 249

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

30/4 - 1/5 là 1 trong 3 dịp lễ dài ngày có thể có trong năm. Thế nên, nhiều lao động cực kỳ quan tâm đến lịch nghỉ lễ dịp này để lên kế hoạch làm việc...

10.04.2024 319

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Khi được hỏi 1 ngày của anh trôi qua thế nào, anh Thanh, công nhân giày da cho hay chỉ quẩn quanh 3 chuyện: ăn - ngủ - đi làm. “Một phần vì mệt, phần...

09.04.2024 163