3 Bước sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm - kỹ năng hữu ích công nhân cần biết

27.05.2021 803 bientap

Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm, bếp ăn trong khu công nghiệp - khu chế xuất là nơi thường xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Nếu bạn là công nhân làm việc trong môi trường này, hãy nhớ cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm Tuyencongnhan.vn chia sẻ sau đây để áp dụng cho bản thân hoặc giúp mọi người xung quanh khi cần nhé!

 

cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm
Bạn đã biết cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm?

► Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm (ngộ độc thức ăn/ trúng thực) là tình trạng cơ thể có biểu hiện buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, đau bụng… khi ăn phải thức ăn ôi thiu, nấm mốc hay thực phẩm nhiễm vi khuẩn, virus có độc tố mạnh.


► Những triệu chứng thường gặp khi bị ngộ độc thực phẩm

 - Buồn nôn

 - Ói mửa

 - Tiêu chảy

 - Đau bụng

 - Sốt

 - Thiếu năng lượng, mệt mỏi

 - Chán ăn

 - Đau cơ

 - Ớn lạnh…

Thường thì những triệu chứng này xuất hiện nhanh trong thời gian ngắn và khá nghiêm trọng, cho nên cần phải sơ cấp cứu kịp thời.


► Những ai có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm?

Trên thực tế, tất cả mọi người đều có nguy cơ bị trúng thực. Tuy nhiên, rủi ro thường cao hơn với:

 - Người lớn tuổi: vì tuổi tác khiến hệ miễn dịch suy yếu, không thể phản ứng lại vi khuẩn gây bệnh

 - Phụ nữ mang thai: trong thời gian thai kỳ - hoạt động chuyển hóa và tuần hoàn có sự thay đổi khiến cơ thể dễ bị ngộ độc

 - Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: do hệ miễn dịch của cơ thể chưa phát triển hoàn thiện

 - Người mắc bệnh mạn tính (gan, đái tháo đường…)

 

cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm
Công nhân đang mang thai dễ bị ngộ độc khi ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn

► Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm

Trong trường hợp không may, chính bạn hoặc người thân, đồng nghiệp có các triệu chứng ngộ độc thức ăn kể trên, cần thực hiện 3 bước sơ cứu sau đây:

 - Bước 1: Gây nôn

Để hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể, với người bệnh không có biểu hiện nôn, cần kích thích người bị ngộ độc nôn thức ăn trong dạ dày ra.

   • Đặt người bệnh nằm nghiêng, kê cao phần đầu để chất nôn ra không trào ngược vào phổi, gây sặc.

   • Dùng tay đã rửa sạch đặt vào lưỡi người bị ngộ độc để kích thích nôn ra càng nhiều thức ăn trong dạ dày càng tốt

Với người bị trúng thực nhưng đã hôn mê thì không nên gây nôn vì dễ gây sặc và ngạt thở.

 - Bước 2: Cho người bệnh uống nhiều nước và nghỉ ngơi

Sau khi nôn thức ăn và đi ngoài thì cơ thể người bệnh đã bị mất nước. Do đó cần phải bù nước bằng cách uống nhiều nước lọc hoặc nước oresol.

 - Bước 3: Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất

Dù đã tiến hành các bước sơ cứu ban đầu, tuy nhiên người bệnh vẫn có thể gặp nguy hiểm. Cho nên cần nhanh chóng đưa người bị ngộ độc đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời.

 

cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm
Cần đưa người bệnh ngộ độc đến cấp cứu tại cơ sở ý tế gần nhất

► Những lưu ý an toàn cần biết khi dùng nước oresol

 - Cần pha oresol với nước theo đúng hướng dẫn liều lượng (bao bì ghi 300ml thì cần pha chính xác 300ml) để đạt nồng độ thẩm thấu phù hợp, không nên pha ít hay nhiều nước hơn

 - Nên dùng nước đun sôi để nguội pha dung dịch oresol, chỉ uống trong vòng 24 giờ

 - Không pha oresol với nước khoáng vì thành phần có các ion điện giải làm sai lệch tỷ lệ các chất điện giải

 - Không đun sôi dung dịch oresol đã pha vì sẽ làm mất tác dụng của thuốc

 - Khi nhiều người cùng bị ngộ độc, không cho người bệnh cùng uống chung ly nước hay nước oresol vì có thể làm cho những người bị nhẹ có biểu hiện ngộ độc nặng hơn


► Người bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?

Sau khi nôn hết ra ngoài, dạ dày và ruột của người bị ngộ độc thường rất yếu. Do vậy, người bệnh nên ăn các loại thức ăn nhẹ - dễ tiêu hóa như:

 - Cháo trắng

 - Cháo yến mạch

 - Bánh mì

 - Ngũ cốc

 - Khoai tây nghiền

 - Lòng trắng trứng

 - Trái cây mềm: chuối…

 - Sữa chua

 

cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm
Khi cảm thấy khỏe hơn, người bệnh nên ăn sữa chua để phục hồi các vi khuẩn có lợi bị mất đi trong quá trình tiêu độc thức ăn

 

Và tránh những đồ ăn - thức uống sau đây:

 - Thức ăn cay, quá ngọt

 - Thức ăn nhiều dầu mỡ

 - Thức ăn chế biến từ sữa không tiệt trùng

 - Cà phê, nước ngọt, nước tăng lực, bia rượu…


► Ngộ độc thực phẩm có nguy hiểm không?

Khi bị ngộ độc thực phẩm ở mức độ nhẹ, có thể khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngộ độc không được sơ cứu kịp thời sẽ dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm như:

 - Rối loạn tim mạch: loạn nhịp tim, tụt huyết áp, đau ngực, khó thở

 - Rối loạn thần kinh: đau đầu, chóng mặt, co giật, mắt nhìn mờ, khó nói

 - Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nặng nếu đi ngoài có chất nhầy hoặc máu, đau bụng dữ dội

 - Làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể

 - Và tình trạng ngộ độc thực phẩm nặng có thể gây tử vong.

 

Trên đây là cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm và những thông tin liên quan cần biết. Bạn nhớ lưu bài viết để đọc lại khi cần nhé!

 

(Nguồn Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai)

Ngộ độc khí tại nhà máy: Nguyên nhân và biện pháp xử lý công nhân nên biết

4.2 (402 đánh giá)
3 Bước sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm - kỹ năng hữu ích công nhân cần biết 3 Bước sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm - kỹ năng hữu ích công nhân cần biết

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phân biệt nhanh 07 cặp biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật

Phân biệt nhanh 07 cặp biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật

Nhiều bác tài nói chung, nhất là xế trẻ mới học luật đôi khi bị nhầm lẫn quy định trên các biển báo giao thông dẫn đến vi phạm luật và phải chịu phạt...

13.05.2024 152

Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng và 5 điều cần biết

Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng và 5 điều cần biết

Các công trình xây dựng quy mô, sau khi hoàn thành luôn cần lập và ký biên bản nghiệm thu tương ứng. Vậy có những loại biên bản nghiệm thu công trình...

10.05.2024 103

Danh sách các trường – trung tâm đào tạo ngành Cơ điện tử

Danh sách các trường – trung tâm đào tạo ngành Cơ điện tử

Bạn mong muốn trở thành kỹ sư cơ điện tử, kỹ sư R&D, chuyên viên tư vấn hay lập trình viên và đang tìm kiếm một môi trường đào tạo phù hợp? Vieclamnha...

09.05.2024 33493

Cơ điện tử là gì? Tất tần tật thông tin hữu ích cần biết trước khi chọn ngành - chọn trường cơ điện tử

Cơ điện tử là gì? Tất tần tật thông tin hữu ích cần biết trước khi chọn ngà...

Trong tiến trình phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, ngành cơ điện tử đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vì vậy, cơ điện tử luôn là một ngành học...

08.05.2024 10179