Sau tất cả, ông cử bà thạc vẫn về quê làm công nhân

10.01.2018 8463 bientap

Cử nhân ra trường, chưa có việc làm, học tiếp thạc sĩ. Sinh viên trung cấp, liên thông cao đẳng, đại học để lấy bằng cử nhân. Ngày nay, nhiều người phải nhất nhất có cho được tấm bằng cử nhân, thạc sĩ mà đổ biết bao thời gian, tiền bạc vào đó. Để rồi ra trường thất nghiệp và rồi vẫn… đi làm công nhân.

Sau tất cả, ông cử bà thạc vẫn về quê làm công nhân
Ảnh nguồn Internet

Thạc sĩ làm công nhân, chuyện thường ngày ở Huyện

Hai chị em Hoa và Hà (Hà Tây) cách nhau 1 tuổi nhưng tính tình trái ngược nhau. Hoa là chị, học giỏi, tính tình hiền lành. Hà là em, nhanh nhạy hơn nhưng sức học chỉ ở mức trung bình.

Năm 2012, khi Hoa đã là sinh viên đại học thì Hà bị bố mẹ bắt buộc phải đăng ký học cao đẳng. Dù không hứng thú nhưng Hà cũng phải đi học để bố mẹ vui lòng. Ở quê, quan niệm về bằng cấp vẫn được nhiều người coi trọng.

Trải qua một học kì đầu, Hà quyết định bỏ ngang và xin làm công nhân cho một công ty Nhật.

Còn Hoa, sau khi ra trường với tấm bằng đỏ, Hoa tiếp tục được mọi người động viên tiếp tục đổ thời gian, tiền bạc để lấy cho được tấm bằng thạc sĩ, mang lại danh giá cho gia đình.

Thế nhưng, tiếng thì có mà chả có miếng nào. Suốt một năm trời, Hoa chật vật gửi hồ sơ khắp nơi nhưng vẫn không xin được việc đành phải làm những công việc tạm thời như thu ngân, bưng bê, viết luận án thuê. Sau đó, Hoa với tấm bằng Thạc sĩ văn học cũng được nhận vào làm biên tập cho một trang tin điện tử về phụ nữ với mức lương 4,5 triệu đồng/ tháng.

Phải trả chi phí thuê trọ, sinh hoạt đắt đỏ trên đất Hà thành, với mức lương đó, Hoa phải tiết kiệm lắm mới đủ. Bố mẹ cũng gợi ý Hoa xin vào làm giáo viên biên chế cấp 2 với mức “phí” 400 triệu đồng. Nhưng suốt 6 năm trời nuôi Hoa học Đại học rồi Thạc sĩ, kinh tế gia đình cũng suy kiệt theo.

Trái ngược với chị gái, Hà lại có cuộc sống sung túc ở quê. Với 7 năm kinh nghiệm, Hà được đề bạt lên trưởng nhóm, tổ trưởng rồi chức trưởng phòng. Cô còn được công ty cho học tiếng Nhật, có bằng N3, được hỗ trợ thêm 3 triệu/ tháng, với mức lương trên 10 triệu đồng cùng các phụ cấp và bảo hiểm khác. Vì công ty gần nhà nên Hà chẳng mất tiền thuê nhà, hay các chi phí phát sinh, tháng nào cũng tiết kiệm được 7 - 8 triệu đồng.

Đi thăm chị, thấy cuộc sống thiếu thốn của chị nơi đất khách, Hà thuyết phục Hoa vứt bỏ 2 chữ “danh giá” ảo tưởng về quê làm ở công ty mình, mức lương khởi điểm cho công nhân cũng được hơn 4 triệu đồng chưa kể tăng ca và phụ thu.

Tham khảo thêm: Thất nghiệp dài ngày, cử nhân giấu bằng đi làm công nhân

Cử nhân ngành Y, nhận lương 1,5 triệu đồng/ tháng

Khi thấy học sinh xóm trên, xóm dưới đi học cao đẳng, đại học thì ông Hải, bà Quỳnh (Thái Bình) đứng ngồi không yên vì đứa con gái duy nhất đã tốt nghiệp phổ thông, không đậu đại học vẫn nằm lì ở nhà.

Dù biết con không đủ sức đậu vào đại học nhưng ông Hải vẫn động viên con đi “đường vòng” qua hệ liên thông. Chiều lòng bố mẹ, Phượng gửi hồ sơ lên trường Trung cấp y Hà Nội.

Đúng với mong muốn của gia đình, sau gần 4 năm ròng học liên thông để có tấm bằng cao đẳng y dược, Phượng rải hồ sơ khắp nơi, từ bệnh viện đến phòng khám tư, tới các tỉnh vẫn không xin được việc. Thời buổi công việc khó khăn, đặc biệt ngành y cần bằng cấp và kinh nghiệm thấp nhất là đại học mới xin được việc, Phượng lại nghe theo bố mẹ, tiếp tục học liên thông đại học để chờ ngày lấy tấm vé xin việc.

Sau khi trượt lên trượt xuống mấy lần, Phượng cũng lấy được tấm bằng cử nhân y học. Nhưng rốt cuộc, tấm vé ấy cũng không giúp cô gái quê lúa xin được một công việc nào ưng ý. Được người bạn giới thiệu tới phòng khám tư trên đường Phạm Văn Đồng, Phượng không khỏi sốc khi mức lương học việc đã thương lượng chỉ là 1,5 triệu đồng, không bao ăn.

Dù có bằng cử nhân ngành y, nhưng chưa có kinh nghiệm nên Phượng chỉ được làm việc vặt như bưng trà cho khách, ghi thông tin. Sau gần 1 tháng, công việc chuyên ngành duy nhất Phượng được làm là lấy men răng.

Với mức lương 1,5 triệu đồng/ tháng, chưa đủ trả tiền thuê phòng trọ, Phượng bấm bụng làm 2 tháng rồi quyết định dọn đồ về quê. Tốt đẹp thì khoe ra, xấu xa đậy lại. Dù gật đầu với hàng xóm mỗi khi nhắc tới con có bằng cử nhân ngành y, thế nhưng, bố mẹ Phượng không khỏi mệt mỏi và đổ lỗi do cơ chế.

Về quê, Phượng xin làm công nhân cho một công ty điện tử ở thành phố Thái Bình, có xe bus đưa đón tận nhà, chế độ bảo hiểm ăn trưa đầy đủ. Nhận lương tháng đầu tiên gần 5 triệu đồng (cả tiền tăng ca). Phượng đã khóc bởi đó là số tiền cao nhất từ trước tới nay cô kiếm được. Dù không là quá muộn, thế nhưng, Phượng cho biết, sẽ chẳng bao giờ để con cái đời sau phải bước lại vết xe đổ của chính mình.

Xem thêm: Hành trình 10 năm “lột xác” từ cử nhân thất nghiệp - công nhân đến trưởng phòng hưởng lương tháng trên 30 triệu đồng

Ms. Công Nhân

4.0 (540 đánh giá)
Sau tất cả, ông cử bà thạc vẫn về quê làm công nhân Sau tất cả, ông cử bà thạc vẫn về quê làm công nhân

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tôi vui vì đến ngày tôn vinh chị em công nhân

Tôi vui vì đến ngày tôn vinh chị em công nhân

Hằng năm, cứ đến ngày 8-3, công ty X sẽ tổ chức buổi lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ, cũng là ngày tôn vinh những nữ công nhân xuất sắc, vừa đảm việc c...

08.03.2024 177

Chi 7-8 tỷ đồng lì xì công nhân trở lại nhà máy làm việc sau Tết

Chi 7-8 tỷ đồng lì xì công nhân trở lại nhà máy làm việc sau Tết

Như thông lệ, ngày làm việc đầu tiên sau kì nghỉ Tết Nguyên đán, công ty Taekwag Vina đều tổ chức họp mặt và lì xì cho toàn thể người lao động. Năm 20...

16.02.2024 565

Top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam hiện nay

Top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam hiện nay

TP. Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội, TP. Đà Nẵng,… là những thành phố có tên trong danh sách top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam hiện nay. “Bảng xếp hạng”...

20.11.2023 49541

Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Nghị định 13/2023/NĐ-CP bảo vệ dữ liệu cá nhân​ Chương I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ NGHỊ ĐỊNH 13/2023/NĐ-CP BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN ♦ Điều 1. Phạm...

17.10.2023 387