6 phẩm chất lãnh đạo được lòng nhân viên

06.12.2017 3628 ungvien

Một lãnh đạo muốn được lòng nhân viên của mình thì cần có những phẩm chất gì? Hãy cùng Tuyencongnhan.vn tìm hiểu điều này nhé!

6 phẩm chất lãnh đạo được lòng nhân viên
Ảnh nguồn Internet

Ứng xử đúng mực 

Là một người lãnh đạo, không phải lúc nào bạn cũng "chỉ tay 5 ngón", ra lệnh bất chấp cấp dưới có "phục" hay là không. Ứng xử đúng mực là có quyền yêu cầu nhân viên phải làm theo những điều mình muốn nhưng trong phạm vi quyền hạn, trong công việc và trong chừng mực cho phép. Đôi khi, nhân viên cũng rất cần "sếp" động viên, khích lệ tinh thần. Những lời khích lệ đúng lúc sẽ tạo động lực rất lớn để nhân viên thoải mái làm việc, tin tưởng vào sự chỉ đạo công việc của lãnh đạo.

Nắm bắt để thấu hiểu tâm lý nhân viên

Đây là phẩm chất quan trọng nhất trong nghệ thuật quản lý mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng cần có. Nhân viên sẽ yêu quý, tôn trọng và nể phục những người cấp trên có khả năng nắm bắt tâm lý nhân viên, đồng thời có thái độ chia sẻ, thấu hiểu cùng họ những khó khăn trong công việc, cuộc sống, trong mối quan hệ với cấp trên, với đồng nghiệp; từ đó tạo môi trường làm việc lành mạnh, thân thiện, hòa đồng hơn.

Trong công việc, một nhà lãnh đạo tài ba là người phát hiện ra và bồi dưỡng người tài, đồng thời nắm bắt được sở trường, sở đoãn, nguyện vọng cá nhân của từng nhân viên một để điều phối lao động hợp lý, đáp ứng yêu cầu công việc, mang lại lợi ích tối đa cho tập thể. 

Kiềm nén cảm xúc và giàu lòng vị tha

Kiềm nén và vị tha là 2 trong số rất nhiều phẩm chất cao quý của con người và là yếu tố quan trọng làm nên một nhà lãnh đạo được lòng nhân viên. Khi tâm trạng bạn không tốt, có thể do chuyện cá nhân, do bị mất hợp đồng, do cấp trên khiển trách,...; đừng "giận cá chém thớt", đừng vì cảm xúc cá nhân mà vô cớ "khó dễ" cấp dưới của mình; phải biết kiềm nén tối đa cơn bực tức hiện tại. Bởi, mọi hành vi hay quyết định lúc này đều không thực sự sáng suốt.

Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc, đôi khi nhân viên phạm phải những sai lầm nhất định, đừng vội nổi nóng, cũng đừng la mắng họ trước mặt nhiều đồng nghiệp khác; hãy tế nhị gọi riêng nhân viên đó vào phòng để nói chuyện; tìm hiểu nguyên nhân, đánh giá lỗi lầm; đồng thời khích lệ, hướng dẫn và đồng hành cùng nhân viên sửa chữa những sai lầm đó. 

Tìm hiểu thêm: Những đức tính của một nhà lãnh đạo tài ba

Có tầm nhìn tốt và khả năng truyền cảm hứng

Một nhà lãnh đạo tài ba là người luôn xác định được hướng đi đúng đắn ở hiện tại và cả trong tương lai cho tổ chức. Một nhà lãnh đạo có tầm nhìn tốt sẽ biết cách vận hành và điều phối công việc theo chiều hướng ngày một phát triển; đồng thời, "nhìn thấy" và phát hiện những nhân viên có tiềm năng, tài năng và chí cầu tiến để tạo động lực, thúc đẩy và truyền cảm hứng để họ nỗ lực đạt được những mục tiêu trong công việc, trong mục tiêu chung của tổ chức, góp phần phát triển, mở rộng doanh nghiệp. Một nhà lãnh đạo được lòng nhân viên không chỉ xuất sắc trong điều hành công việc, mà còn "nhạy cảm" trong văn hóa giao tiếp.

Công bằng trong các mối quan hệ 

Trong môi trường làm việc có phân chia cấp bậc, công bằng về quyền lợi, trách nhiệm và tình cảm là tiêu chí chung, bắt buộc phải thực hiện nếu bạn là một người lãnh đạo thực thụ. Phân chia công việc rõ ràng, hợp lý; khen thưởng hay xử phạt đúng người, đúng việc; hòa nhã, thân thiện với mọi người xung quanh;...là những việc bạn cần làm nếu muốn được nhân viên coi trọng. 

6 phẩm chất lãnh đạo được lòng nhân viên
Ảnh nguồn Internet

Không bảo thủ trong quy định

Bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng có quyền ra quy định cho cấp dưới của mình. Tuy nhiên, những quy định đó phải thực sự thuyết phục và có căn cứ; lắng nghe ý kiến nhân viên và linh hoạt sửa chữa những điều bất hợp lý để hoàn thiện mọi thứ, tạo ra những quy định "chất lượng", đảm bảo quyền lợi các bên. Điều này thể hiện bạn là một lãnh đạo có chính kiến nhưng không bảo thủ, sẵn sàng trưng cầu ý kiến tập thể vì lợi ích chung. Đồng thời, là một trong những hành động hữu ích làm cho nhân viên cấp dưới thêm yêu quý và tôn trọng bạn.  Một nhà lãnh đạo giỏi không chỉ là người có công phát triển doanh nghiệp, mà còn là người có đạo đức, có tâm, có tầm, được nhân viên yêu quý, tôn trọng và kính nể. 

Xem thêm: Những cách tạo động lực cho nhân viên bạn cần biết​

Ms. Công nhân

4.5 (255 đánh giá)
6 phẩm chất lãnh đạo được lòng nhân viên 6 phẩm chất lãnh đạo được lòng nhân viên

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Doanh nghiệp chán nản vì ý thức lao động quá kém của công nhân.

Doanh nghiệp chán nản vì ý thức lao động quá kém của công nhân.

Công nhân Việt Nam đang lao động trong và ngoài nước vẫn luôn được đánh giá là lực lượng người lao động cần cù, chịu khó, ham học hỏi. Nhưng có một đi...

26.07.2023 3312

Quỹ lương là gì? Quy trình xây dựng quỹ lương giữ chân nhân sự

Quỹ lương là gì? Quy trình xây dựng quỹ lương giữ chân nhân sự

Thu nhập là điều bất kỳ người lao động nào cũng quan tâm khi làm việc ở nhà máy, xí nghiệp nào. Vì thế, doanh nghiệp phải biết cách giữ chân nhân sự g...

04.01.2023 638

3 vấn đề nhân viên làm việc lâu năm thường gặp phải

3 vấn đề nhân viên làm việc lâu năm thường gặp phải

Các doanh nghiệp luôn có những nhân viên trung thành, gắn bó với công ty lâu dài. Nhưng không phải người quản lý nào cũng để ý đến những vấn đề mà nhâ...

20.09.2022 7535

T&D là gì? Tầm quan trọng của T&D trong nhà máy, xí nghiệp

T&D là gì? Tầm quan trọng của T&D trong nhà máy, xí nghiệp

Muốn một nhà máy hoạt động tốt cần có sự chung tay, góp sức của đội ngũ người lao động vững tay nghề, bền chí làm việc. Vì thế, không thể thiếu vị trí...

23.06.2022 2997