Nét độc đáo trong văn hóa cúng ông Táo của 3 miền

19.01.2017 2635 ungvien

Đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, người Việt lại sắm sửa mâm lễ đưa ông Táo về chầu trời. Đều có một mong muốn chung là ông Táo sẽ tâu bày những điều tốt đẹp với Ngọc hoàng nhưng mỗi một vùng miền lại có những nét độc đáo khác biệt trong văn hóa cúng ông Táo.

Miền Bắc bôi chè ngọt lên tượng ông Táo

Người miền Bắc thường cúng ông Táo khá sớm, bắt đầu từ ngày 20 cho đến 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Mâm lễ cúng ông Táo của người miền Bắc không thể thiếu cá chép, vàng mã và  xôi chè. Chè cúng ông Táo thường là loại chè bà cốt, được nấu từ gạo nếp, xôi vò, đường nâu và gừng. Khi nấu chè, nhiều người thường cố tình bôi chè lên ông Táo để “nịnh” ông chỉ nói những điều tốt đẹp.

Ở một gia đình người miền Bắc, người ta thờ Táo quân trên một bàn thời riêng, cao hơn bàn thờ tổ tiên trong gia đình. Sau khi cúng ông Táo xong, gia chủ sẽ thay một bộ mũ mới trên bàn thờ ông Táo và thả ông đầu rau (tên gọi chung của 3 vị thần: 2 ông táo và 1 bà trông coi việc bếp núc) xuống ao, thay vào một bộ mới. Sau đó, chủ nhà sẽ lau chùi bát hương, bàn thờ sạch sẽ, đốt hết chân nhan để chuẩn bị đón năm mới.

Miền Trung dựng cây nêu trước sân

Theo phong tục của người Huế, họ thờ Táo quân trên trang ông và cả ở bàn thờ bếp. Trước lễ cúng ông Táo, chủ nhà sẽ thay cát mới cho lư hương và lau chùi bàn thờ sạch sẽ. Sáng ngày 23 Tháng Chạp, người ta sẽ dựng cây nêu ở trước sân nhà, sân đình hoặc nhà thờ tộc. Sau khi thực hiện lễ cúng xong, tượng 3 ông Táo cũ được tiễn khỏi bàn thờ bếp và được đặt cạnh các am, miếu ở đầu xóm hoặc để cạnh gốc cổ thụ ở ngã ba đường. Tượng ba ông Táo mới được rước đặt lên bàn thờ để bắt đầu một “nhiệm kỳ làm việc” mới. Vào chiều 30 Tết, người Huế lại cúng để rước ông Táo về.

Miền Nam không thể thiếu bộ “cò bay, ngựa chạy” trong mâm lễ

Đến ngày 23 tháng Chạp, người dân miền Nam sẽ dọn dẹp bếp thật sạch sẽ để chuẩn bị cúng ông Táo. Mâm lễ cúng Táo quân của người miền Nam gồm có: nhan, đèn, kẹo mè đen đậu phộng, hoa tươi, 3 chén nước nhỏ và không thể thiếu bộ “cò bay ngựa chạy”. Người miền Nam thường khấn ông Táo đủ ăn đủ mặc và gia đình êm ấm. Bộ đồ lễ “cò bay, ngựa chạy” được đốt sau khi cúng xong để tiễn ông Táo chầu trời nhanh hơn. Sau khi cúng ông Táo xong, người dân cũng thường ra các ao, hồ để thả cá phóng sanh.

Ms.Công nhân

4.4 (484 đánh giá)
Nét độc đáo trong văn hóa cúng ông Táo của 3 miền Nét độc đáo trong văn hóa cúng ông Táo của 3 miền

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tôi vui vì đến ngày tôn vinh chị em công nhân

Tôi vui vì đến ngày tôn vinh chị em công nhân

Hằng năm, cứ đến ngày 8-3, công ty X sẽ tổ chức buổi lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ, cũng là ngày tôn vinh những nữ công nhân xuất sắc, vừa đảm việc c...

08.03.2024 180

Chi 7-8 tỷ đồng lì xì công nhân trở lại nhà máy làm việc sau Tết

Chi 7-8 tỷ đồng lì xì công nhân trở lại nhà máy làm việc sau Tết

Như thông lệ, ngày làm việc đầu tiên sau kì nghỉ Tết Nguyên đán, công ty Taekwag Vina đều tổ chức họp mặt và lì xì cho toàn thể người lao động. Năm 20...

16.02.2024 572

Top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam hiện nay

Top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam hiện nay

TP. Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội, TP. Đà Nẵng,… là những thành phố có tên trong danh sách top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam hiện nay. “Bảng xếp hạng”...

20.11.2023 49595

Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Nghị định 13/2023/NĐ-CP bảo vệ dữ liệu cá nhân​ Chương I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ NGHỊ ĐỊNH 13/2023/NĐ-CP BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN ♦ Điều 1. Phạm...

17.10.2023 393