7 Thông tin hữu ích cần biết về ngành Kỹ thuật xây dựng

27.11.2023 2375 bientap

Hầu như trường nào đào tạo nhóm ngành liên quan đến xây dựng đều có chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng. Bài viết sau đây, Vieclamnhamay.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu những thông tin hữu ích cần biết liên quan đến ngành học này.

7 Thông tin hữu ích cần biết về ngành Kỹ thuật xây dựng
Bạn biết gì về ngành Kỹ thuật xây dựng?

►Kỹ thuật xây dựng là gì?

Kỹ thuật xây dựng (một số trường đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng) là ngành học trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng về xây dựng công trình dân dụng - công nghiệp cùng với toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, phần mềm thiết kế chuyên sâu để phục vụ cho công tác thiết kế, tư vấn, tổ chức thi công các công trình xây dựng.


►Các tổ hợp xét tuyển vào ngành Kỹ thuật xây dựng

Với ngành Kỹ thuật xây dựng, chủ yếu các trường Đại học hiện nay đều xét tuyển tổ hợp có môn Toán:

  • A00: Toán - Lý - Hóa

  • A01: Toán - Lý - Anh

  • A02: Toán - Lý - Sinh

  • A04: Toán - Lý - Địa

  • A10: Toán - Lý - Giáo dục công dân

  • B00: Toán - Hóa - Sinh

  • C01: Văn - Toán - Lý

  • C02: Văn - Toán - Hóa

  • C14: Văn - Toán - GDCD

  • C15: Văn - Toán - Khoa học xã hội

  • D07: Toán - Hóa - Anh

  • D09: Toán - Sử - Anh

  • D84: Toán - GDCD - Anh

  • D90: Toán - Khoa học tự nhiên - Anh


►Danh sách trường đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng và mức điểm chuẩn mới nhất

Trường đào tạo

Điểm chuẩn 2023

(theo kết quả thi THPT - học bạ)

 Đại học xây dựng

→ 17 điểm - 25,55 điểm

 Đại học Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội

→ 23,1 điểm

 Đại học Thủy lợi

→ 22,45 điểm - 24 điểm

 Đại học Giao thông vận tải

→ 22 điểm - 24,59 điểm

 Đại học mỏ - địa chất

→ 21 điểm - 19 điểm

 Đại học Phương Đông

→ 15 điểm - 20 điểm

 Đại học Hải Phòng

→ 15 điểm -16,5 điểm

 Đại học Hà Tĩnh

→ 16 điểm - 18 điểm

 Đại học Bách khoa Đà Nẵng

→ 17-18,6 điểm / 21,43-23,8 điểm

 Đại học Xây dựng Miền Trung

→ 15 điểm - 18 điểm

 Đại học Duy Tân

→ 14 điểm - 18 điểm

 Đại học Quy Nhơn

→ 15 điểm - 18 điểm

 Đại học Nha Trang

→ 17 điểm

 Đại học Bách khoa Tp.HCM

→ 55,40/100 điểm (xét tuyển kết hợp)

 Đại học Giao thông Vận tải Tp.HCM

→ 18 điểm

 Đại học Công nghệ Tp.HCM

→ 16 điểm - 18 điểm

 Đại học Kiến trúc Tp.HCM

→ 20,95 điểm - 24,97 điểm

 Đại học Công nghiệp Tp.HCM

→ 19 điểm -22,5 điểm

 Đại học Tôn Đức Thắng

→ 24 điểm - 28 điểm

 Đại học Công nghệ Sài Gòn

→ 15 điểm - 18 điểm

 Đại học Nguyễn Tất Thành

→ 15 điểm

 Đại học Văn Lang

→ 16 điểm - 18 điểm

 Đại học Thủ Dầu Một

→ 16 điểm - 21,5 điểm

 Đại học Cần Thơ

→ 22,5 điểm - 26,25 điểm

 Đại học Kinh tế công nghiệp Long An

→ 18 điểm

 Đại học Xây dựng miền Tây

→ 15 điểm - 18 điểm

 Đại học Kiên Giang

→ 15 điểm - 16 điểm

7 Thông tin hữu ích cần biết về ngành Kỹ thuật xây dựng
Mức điểm chuẩn thấp nhất của ngành Kỹ thuật xây dựng là 14 điểm

►Ngành Kỹ thuật xây dựng học những môn gì?

Theo chương trình đào tạo của trường Đại học Thủy lợi, sinh viên theo học ngành Kỹ thuật xây dựng sẽ học những môn sau:

Các môn giáo dục đại cương

 • Pháp luật đại cương

 • Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

 • Đường lối CM của ĐCSVN

 • Tư tưởng Hồ Chí Minh

Các môn Khoa học tự nhiên và tin học

 • Vật lý đại cương I, II

 • Toán I, II, III

 • Hóa học đại cương I, II - Thí nghiệm

 • Xác xuất thống kê

 • Phương trình vi phân thường

Tiếng Anh

 • Tiếng Anh nâng cao (Kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết)

 • Tiếng Anh chuyên ngành

 • Viết luận

Các môn kiến thức bắt buộc

 • Giới thiệu về khoa học kỹ thuật 1, 2

 • Vẽ kỹ thuật xây dựng

 • Tĩnh học

 • Nhập môn CAD

 • Trắc địa - Thực tập

 • Sức bền vật liệu

 • Địa chất công trình - Thực tập

 • Động lực học

 • Cơ học kết cấu

 • Vật liệu xây dựng

 • Cơ học chất lỏng - Thí nghiệm

 • Kỹ thuật giao thông

 • Thủy văn cơ sở

 • Cơ học đất - Thí nghiệm

 • Thủy lực công trình

 • Thiết kế bê tông cốt thép

 • Kinh tế học các công trình công cộng

 • Kỹ thuật môi trường

 • Thiết kế kết cấu thép

 • Thiết kế hình học đường ô tô

 • Thủy công

 • Kỹ thuật nền móng

 • Thiết kế các công trình bảo vệ môi trường

 • Tổ chức và quản lý xây dựng

 • Các vấn đề thực tiễn chuyên ngành

Các môn kiến thức tự chọn

 • Quá trình hóa sinh trong kỹ thuật môi trường

 • Đồ án thiết kế môi trường

 • Đồ án thiết kế địa kỹ thuật

 • Đồ án thiết kế kết cấu

 • Thiết kế hệ thống kết cấu

 • Đồ án thiết kế giao thông

 • Đồ án thiết kế thủy công

 • Tin học ứng dụng trong địa kỹ thuật

 • Kết cấu mặt đường và vật liệu

 • Công trình trên hệ thống thủy lợi

 • Đồ án công nghệ và quản lý xây dựng

 • Kỹ thuật thi công

 • Nhiệt động học


►Học Kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng, sau khi ra trường sẽ trở thành Kỹ sư xây dựng. Với nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng như hiện nay: đường sá, cầu cống, khách sạn, khu công nghiệp, khu chung cư, khu đô thị… - sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm dành cho sinh viên theo học chuyên ngành này:

 - Làm kỹ sư thiết kế, thi công công trình xây dựng làm việc trong công ty nhận thầu xây dựng

 - Làm kỹ sư giám sát, nghiệm thu công trình xây dựng dân dụng - công nghiệp trong doanh nghiệp tư vấn xây dựng hoặc cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng

 - Làm kỹ sư quản lý chất lượng các công trình xây dựng cho các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước

 - Làm chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế cho các công ty xây dựng

 - Làm giảng viên giảng dạy tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành xây dựng…

7 Thông tin hữu ích cần biết về ngành Kỹ thuật xây dựng
Sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật xây dựng có thể làm Kỹ sư thiết kế, thi công công trình

►Mức lương ngành Kỹ thuật xây dựng hiện nay

Với ngành Kỹ thuật xây dựng, mức lương sẽ phụ thuộc nhiều vào vị trí và kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên về cơ bản mức thu nhập của ứng viên ngành này cao hơn nhiều so với mặt bằng chung. Với 1 kỹ sư phụ trách thiết kế - thi công công trình, mức lương trung bình tháng có thể dao động trong khoảng 12.000.000 - 15.000.000 đồng.

Trong tương lai vài chục năm tới, Kỹ thuật xây dựng vẫn là ngành vô cùng hot với nhiều cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn - bởi nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam là rất lớn. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin định hướng thiết thực và hữu ích.

Ms. Công nhân

Xem tất cả
4.7 (987 đánh giá)
7 Thông tin hữu ích cần biết về ngành Kỹ thuật xây dựng 7 Thông tin hữu ích cần biết về ngành Kỹ thuật xây dựng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phân biệt nhanh 07 cặp biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật

Phân biệt nhanh 07 cặp biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật

Nhiều bác tài nói chung, nhất là xế trẻ mới học luật đôi khi bị nhầm lẫn quy định trên các biển báo giao thông dẫn đến vi phạm luật và phải chịu phạt...

13.05.2024 152

Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng và 5 điều cần biết

Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng và 5 điều cần biết

Các công trình xây dựng quy mô, sau khi hoàn thành luôn cần lập và ký biên bản nghiệm thu tương ứng. Vậy có những loại biên bản nghiệm thu công trình...

10.05.2024 103

Danh sách các trường – trung tâm đào tạo ngành Cơ điện tử

Danh sách các trường – trung tâm đào tạo ngành Cơ điện tử

Bạn mong muốn trở thành kỹ sư cơ điện tử, kỹ sư R&D, chuyên viên tư vấn hay lập trình viên và đang tìm kiếm một môi trường đào tạo phù hợp? Vieclamnha...

09.05.2024 33487

Cơ điện tử là gì? Tất tần tật thông tin hữu ích cần biết trước khi chọn ngành - chọn trường cơ điện tử

Cơ điện tử là gì? Tất tần tật thông tin hữu ích cần biết trước khi chọn ngà...

Trong tiến trình phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, ngành cơ điện tử đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vì vậy, cơ điện tử luôn là một ngành học...

08.05.2024 10179